Một buổi học của cô và trò trường tiểu học Nà Mèo.

Một buổi học của cô và trò trường tiểu học Nà Mèo.

(HBĐT) - Là một trong 10 xã khó khăn của huyện Mai Châu, Nà Mèo hiện có 2 trường là trường tiểu học và trường mầm non, riêng trường THCS phải ghép với trường THCS Nà Phòn.

 

Trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ I, trường có nhiều thuận lợi khi nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý cùng sự đầu tư nguồn lực của UBND huyện, sự đồng thuận của chính quyền, nhân dân và phụ huynh hiến đất, ngày công lao động để mở rộng khuôn viên, tu bổ cơ sở vật chất, xây mới trường học. Cô Trần Thị Lê, Hiệu phó trường tiểu học Nà Mèo cho biết: Trường có 2 chi là chi Nà Mèo và chi Sô, trong đó chi Sô cách trung tâm xã trên 10 km được xây kiên cố với 3 phòng học. Trước đây toàn bộ khuôn viên trường chính chỉ rộng 800 m2, cơ sở vật chất thiếu thốn và thiếu nhiều phòng chức năng nên dạy và học của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Để có diện tích mặt bằng rộng cho trường xây thêm phòng học mới và các phòng chức năng, BGH nhà trường đã vận động, truyên truyền cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã hiến đất mở rộng diện tích trường.  Xã đã hiến 2 con đường đi và một phần nhà văn hóa với tổng diện tích trên 700 m2 của xóm Nà Mèo để lấy mặt bằng mở rộng khuôn viên trường. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã khang trang hơn, khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào kiên cố trên diện tích 1.500 m2. Các khu vực trường được bố trí hợp lý, có đầy đủ phòng học, thư viện, các phòng chức năng đảm bảo cho các hoạt động quản lý, dạy học, sinh hoạt của của thầy, cô giáo và học sinh. Với sự đầu tư, ủng hộ của cộng đồng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện dạy và học của nhà trường được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2013 -  2014, trường có 9 lớp học với 98 học sinh, trong đó có 2 lớp ghép tại chi Sô, 100% học sinh là người dân tộc, trong đó có 54 em nữ, 100% giáo viên đạt chuẩn và 4 giáo viên có trình độ trên chuẩn. Trong công tác giảng dạy, các thầy, cô giáo không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thay đổi phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. Bước đầu trường đã thực hiện dạy tích hợp trong các môn như: dạy lồng ghép môn lịch sử và nội dung địa lý địa phương; dạy lồng ghép đặc điểm văn hoá địa phương vào các môn mỹ thuật, âm nhạc, thủ công; dạy lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong chương trình sử dụng tiết kiệm điện đạt hiệu quả trong nhà trường... Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động tập thể, chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Bên cạnh đó, trường tập trung đầu tư cho khối lớp 1 và tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc.

 

Với sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh, chất lượng dạy học ở các khối được nâng cao. Qua đánh giá chất lượng học sinh học kỳ I năm học 2013-2014, 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, 19,4% xếp loại học lực giỏi, 31,6% học lực khá và 49% xếp loại học lực trung bình, đội tuyển học sinh nhà trường tham gia giải Olimpic tiếng Anh cấp huyện đạt giải khuyến khích. 

 

 

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục