Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, TVTU, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Trưởng Ban VH-XH&DT phát biểu ý kiến tại buổi giám sát tại Sở LĐ-TB&XH.

Đồng chí Hoàng Thanh Mịch, TVTU, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Trưởng Ban VH-XH&DT phát biểu ý kiến tại buổi giám sát tại Sở LĐ-TB&XH.

(HBĐT) - Ngày 21/5, Đoàn giám sát của Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, TVTU, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Trưởng Ban VH-XH&DT làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh tại Sở LĐ-TB&XH. Tham gia đoàn có có TT HĐND tỉnh, lãnh đạo các Ban: KT-NS, Pháp chế (HĐND tỉnh), các sở, ngành và đại biểu HĐND tỉnh ở cơ sở thuộc tổ đại biểu TPHB.

 

Theo báo cáo của ngành LĐ-TB&XH, trên địa bàn tỉnh có 40 cơ sở dạy nghề gồm các ngành nghề: điện công nghiệp, kế toán doanh nghiệp, công nghệ ô tô, điện tử dân dụng, hướng dẫn du lịch, dệt may thổ cẩm, chổi chít, may công nghiệp… Trong giai đoạn 2010 – 2013, các cơ sở dạy nghề đã bồi dưỡng kiến thức, đào tạo nghề cho 59.653 người, trong đó, cao đẳng nghề 1.956 người, chiếm 3,28%; trung cấp nghề 5.554 người, chiếm 9,31%; sơ cấp nghề 25.340 người, chiếm 42,5%; dạy nghề dưới 3 tháng 26.803 người, chiếm 44,91%. Kinh phí đào tạo thuộc dự án dạy nghề cho lao động nông thôn là 79.650 triệu đồng, dự án đổi mới và phát triển dạy nghề 15.800 triệu đồng, hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề, giám sát, đánh giá dự án 2.110 triệu đồng. Qua triền khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25% năm 2010 lên 37,2% năm 2013, tăng 12,2%. Nhìn chung, chất lượng đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, hầu hết sinh viên tốt nghiệp được tuyển dụng vào làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tỷ lệ học sinh có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%, lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo đạt hơn 70%.

 

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh như: công tác phối hợp quản lý các cơ sở dạy nghề, vấn đề bất hợp lý giữa nhu cầu đào tạo nghề của người lao động với cơ cấu dạy nghề, bất cập trong xây dựng cơ sở vật chất với thực tiễn đào tạo nghề tại địa phương, công tác quản lý trang thiết bị cấp cho các trung tâm dạy nghề, vấn đề liên kết đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, thực hiện ATVSLĐ, chế độ chính sách cho người lao động, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hoạt động của các cơ sở dạy nghề sau khi dự án kết thúc…

 

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Trưởng đoàn lưu ý ngành LĐ-TBXH cần khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động theo hướng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế của người dân nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo và có việc làm có sự cân đối phù hợp. Đồng thời đề nghị ngành tham mưu cho tỉnh trong thực hiện phối hợp với các doanh nghiệp liên kết đào tạo nghề có địa chỉ cho lao động nông thôn; tăng cường hơn nữa hoạt động phối hợp của Ban chỉ đạo trong công tác tham mưu cho tỉnh và triển khai kế hoạch, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo; quản lý và sử dụng hiệu quả các trung tâm dạy nghề, cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng; làm tốt công tác dự báo nhu cầu đào tạo nghề; mở rộng đào tạo nghề nông thôn, đưa ngành nghề mới vào chương trình đáp ứng yêu cầu hiện nay …

 

 

 

                        Hà Thu

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục