Trường tiểu học Nà Mèo (Mai Châu), thuộc xã vùng ĐBKK được đầu tư về cơ sở vật chất, trường lớp và các phòng học bộ môn (phòng vi tính, âm nhạc...).

Trường tiểu học Nà Mèo (Mai Châu), thuộc xã vùng ĐBKK được đầu tư về cơ sở vật chất, trường lớp và các phòng học bộ môn (phòng vi tính, âm nhạc...).

(HBĐT) - Trong 2 năm 2013 và 2014, thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn”, ngành GD-ĐT Mai Châu đã làm tốt công tác tham mưu với huyện, thành lập BCĐ, tổ giúp việc và thực hiện khá đồng bộ kế hoạch thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn” của huyện. Ban chỉ đạo của huyện đã tăng cường đến các trường vùng ĐBKK nắm bắt tình hình và có sự chỉ đạo sát sao nhằm từng bước đạt được các nội dung như tinh thần chỉ đạo của ngành GD&ĐT.

 

Đồng thời, huyện chú trọng thanh tra, kiểm tra tại các trường vùng khó khăn (100% số trường thuộc vùng ĐBKK được kiểm tra, rà soát); tạo điều kiện cho cán bộ quản lý các ngành học được học hỏi kinh nghiệm tại một số trường trong và ngoài tỉnh. Ngành đã chỉ đạo tổ chức kết nghĩa giữa các trường vùng thuận lợi và vùng khó khăn; tổ chức giao lưu, sinh hoạt chuyên môn, học tập kinh nghiệm giữa 4 cụm trường (với các xã như Pù Bin, Noong Luông, Hang Kia - Pà Cò, Tân Dân, Tân Mai).

 

Nhằm tạo điểm nhấn và tính thiết thực của “Năm GD vùng khó khăn”, ngành đã làm tốt việc tham mưu với huyện và các ngành hữu quan đầu tư về cơ sở vật chất cho các đơn vị trường. Năm 2013, huyện đã đầu tư kinh phí xây dựng các hạng mục cho các trường thuộc các xã Noong Luông, Pù Bin, Tân Dân, Phúc Sạn, Cun Pheo trên 9,7 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách huyện trên 7,4 tỷ đồng và Chương trình 135 trên 2,2 tỷ đồng). Ngành đã phát động cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ GD vùng  khó khăn được 85 triệu đồng. Từ công tác xã hội hoá GD đã ủng hộ 3 bộ máy tính trị giáo 36 triệu đồng cho trường tiểu học Pà Cò, Cun Pheo, 1 nhạc cụ cho MN Hang Kia (10 triệu đồng). Hội khuyến học huyện hỗ trợ CB, GV và học sinh vùng khó khăn 14 triệu đồng. 13 trường thuộc 4 xã được ngành hỗ trợ kinh phí làm biểu bảng, trang trí văn phòng 14 triệu đồng. Nhân dân các xã cũng đã có những ủng hộ, quan tâm, đồng hành cùng ngành GD&ĐT thực hiện “3 đủ” bảo đảm cho học sinh có đủ các điều kiện trong học tập, rèn luyện. Bên cạnh đó, BCĐ của huyện, ngành GD&ĐT đã có những quan tâm thiết thực đối với các trường vùng khó khăn trong việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Từ nền tảng xây dựng từ nhiều năm trước, ngành đã tập trung nâng cao chất lượng đối với các trường như tiểu học Nà Mèo, THCS Noong Luông... nhằm xây dựng trường chuẩn quốc gia trong tương lai gần. Trong đó, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tại các điểm này được chú trọng. Cô giáo Lê Thị Nga, Hiệu trưởng trường tiểu học Nà Mèo chia sẻ: Cùng với không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ở điểm trường trung tâm, điểm trường ở xóm Xô (xóm cách xa trung tâm xã) được đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ. Có sự quan tâm đáng kể đó, 2 trường ở Nà Mèo, Noong Luông đều có học sinh giỏi cấp tỉnh. Nổi bật là trường tiểu học Nà Mèo, trong năm học 2013 - 2014, trường có 3 học sinh giỏi cấp huyện, 4 em đạt giải thi viết chữ đẹp cấp huyện và 1 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhiều cô giáo được đánh giá cao về nhiều mặt như cô Hà Thị Mậu, Lường Thị Kim Lộc, Khà Thị Sáng, Hà Thị Hiếu. Không chỉ là những giáo viên dạy giỏi các cấp, đội ngũ này còn có những đóng góp đáng kể vào chất lượng giáo dục vùng khó khăn. Trường tiểu học Pà Cò, Piềng Vế có học sinh giỏi cấp huyện. Xã vùng lòng hồ (Tân Dân) và các xã của đồng bào Mông (Hang Kia - Pà Cò)... đang có những bước chuyển tốt về chất lượng. Dù gặp không ít khó khăn, nhưng các xã trên đều được công nhận PCGD MN cho trẻ 5 tuổi; PCGD THCS;  đội ngũ giáo viên từng bước đạt chuẩn về đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Bức tranh giáo dục của các xã vùng ĐBKK đang có nhiều nét mới, góp phần tạo bước chuyển mới đối với sự nghiệp GD&ĐT nơi vùng cao Mai Châu.

 

 

                                                                               Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục