Thông qua sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong, năm 2014, người lao động nông thôn tìm được cơ sở nghề và việc làm phù hợp với nhu cầu.

Thông qua sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong, năm 2014, người lao động nông thôn tìm được cơ sở nghề và việc làm phù hợp với nhu cầu.

(HBĐT) - Đồng chí Trần Đình Vui, Trưởng phòng Quản lý dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Thời gian qua, công tác dạy nghề đã huy động được nhiều nguồn khác nhau. Ngoài nguồn vốn Trung ương theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg còn các ngành khác như: Dự án ổn định dân cư lòng hồ sông Đà (Đà Bắc); một số huyện đã trích nguồn ngân sách đầu tư mở các lớp dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, doanh nghiệp cũng tuyển dụng người lao gắn với dạy nghề.

 

Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình cũng được quan tâm thực hiện hiệu quả. Từ đó, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn có bước tiến đáng kể. Năm 2013, thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), toàn tỉnh đã mở được 145 lớp dạy nghề với 4.286 người được đào tạo, đạt 122,5% kế hoạch. Sau đào tạo, 3.381 người có việc làm, trên 800 người được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng; 2.014 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm; 193 người tự tạo việc làm.

 

Bước sang năm nay, việc thực hiện dự án đào tạo nghề cho LĐNT gặp không ít khó khăn. Kinh phí thực hiện từ 21 tỷ đồng (năm 2013) giảm còn trên 10 tỷ đồng. Trong đó, Sở NN&PTNT 700 triệu đồng, hỗ trợ đầu tư các cơ sở dạy nghề các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong  4.500 triệu đồng; hỗ trợ cho LĐNT học nghề 3.500 triệu đồng; dạy nghề cho LĐ đặc thù 1.350 triệu đồng; dự kiến mở 12 lớp đào tạo, bồi dưỡng 600 học viên là cán bộ, công chức cấp xã. Trong năm, dự kiến tuyển sinh và đào tạo cho 4.600 lao động nông thôn. Hiện nay, công tác tuyển sinh cũng gặp khó khăn do công tác tuyên truyền của các cấp chưa tốt, nhận thức của một bộ phận người dân về việc học nghề còn hạn chế. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh một số doanh nghiệp, địa phương chưa có nguồn vốn đầu tư của Trung ương đã chủ động trích kinh phí mở các lớp dạy nghề như: huyện Lương Sơn trích ngân sách 250 triệu đồng mở lớp dạy nghề cho người lao động. Đồng chí Trần Đình Vui cho biết thêm: Công đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm nay có nhiều điểm mới. Sở LĐ-TB&XH đã xây dựng được Tờ trình số 28 về việc đề nghị phê duyệt, ban hành danh mục nghề, định mức hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT theo Quyết định số 1956 trên địa bàn tỉnh. Qua đây sẽ thống nhất được danh mục nghề và mức hỗ trợ đào tạo cho từng nghề để có trình độ nghề đồng đều trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngoài Trung tâm dạy nghề của các ngành, huyện, thành phố có kinh phí, tỉnh mở rộng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm ở các HTX, hộ SX-KD hiệu quả. Theo đó, Trung tâm Dạy nghề Hoa Phượng (Mai Châu), HTX Vọng Ngàn (Tân Lạc), hộ kinh doanh cá thể Ngô Quang Khương (Kỳ Sơn) được hỗ trợ 100 triệu đồng, Trung tâm Bảo trợ nhân đạo Minh Đức (Lương Sơn) 50 triệu đồng. Các HTX, hộ SX-KD hiệu quả sẽ gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần nâng cao thu nhập, XĐ-GN cho người dân địa phương. Theo đồng chí Trần Đình Vui, với nguồn vốn hỗ trợ từ T.Ư và sự tích cực triển khai thực hiện của các cấp, ngành liên quan cùng sự quan tâm đào tạo nghề cho LĐNT của các tổ chức, cá nhân, tỉnh ta sẽ đạt và vượt kế hoạch năm 2014 đã đề ra.

 

 

 

                                                                 Hương Lan

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục