Lao động nông thôn xã Kim Bình - Kim Bôi tập trung phát triển ngành nghề TTCN nâng cao nguồn thu nhập.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH tỉnh, đến hết năm 2013, tỷ lệ lao động nông thôn trên địa bàn qua đào tạo nghề năm 2010 đạt 25%, tỷ lệ này tăng lên, đạt 37,2% vào năm 2013. Con số này đã đem lại những tín hiệu vui cho công tác giải quyết việc làm, nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ.
Một trong những khó khăn, bất cập đó là: việc tuyển dụng và sắp xếp cơ cấu đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề các huyện chưa phù hợp. Điển hình là Trung tâm dạy nghề các huyện Yên Thủy và Cao Phong có tới 11 cán bộ quản lý và cán bộ hành chính những không có 1 giáo viên cơ hữu nào. 8 trung tâm dạy nghề của các huyện khác tuy đã được bố trí giáo viên cơ hữu nhưng lại chưa đạt chuẩn về chuyên môn, chưa phù hợp với ngành nghề đào tạo. Cụ thể: Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Thủy có 1 giáo viên tiếng Anh; Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn có tới 3 giáo viên cơ khí…Trong khi các ngành nghề chủ yếu mà lao động nông thôn có nhu cầu học là: may công nghiệp, hàn, sửa chữa máy nông nghiệp, chổi chít, dệt may thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi. Từ chỗ không có giáo viên, các trung tâm dạy nghề của các huyện phải ký hợp đồng thỉnh giảng với những cán bộ là kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các DN, cơ sở SX-KD, trạm KN-KL, các nông dân sản xuất giỏi… Mất thêm nguồn kinh phí để thuê giáo viên đã là một trở ngại. Hơn thế, vì phần kinh phí trả lương cho giáo viên quá ít nên khó thu hút giáo viên thỉnh giảng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy nghề ở các huyện. Một vấn đề bất cập nữa đó là: nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác dạy nghề chủ yếu là từ T.Ư, nguồn kinh phí của địa phương không đáng kể. Bên cạnh đó, việc giải ngân chậm dẫn đến việc tổ chức các lớp học nhiều khi không đạt chỉ tiêu (nhiều nghề không đào tạo được vì đã qua mùa vụ). Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nghề tại địa phương, cơ sở dạy nghề và ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Một điểm cũng được cơ quan thường trực (Sở LĐ-TB&XH) phản ánh là: tinh thần tự giác học nghề của người dân chưa cao. Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa nhận thức đúng đắn rằng, việc học nghề là nhu cầu thiết yếu để có thêm việc làm, tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Một số địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền tới các tổ chức, đoàn thể và người lao động trên địa bàn về công tác đào tạo nghề.
Qua hơn 3 năm triển khai, thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ, Sở LĐ-TB&XH đã đúc rút được những kinh nghiệm sâu sắc. Đồng thời, đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đó là: Tăng cường tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức để lao động nông thôn nắm được chủ trương dạy nghề. Huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, các nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, cá nhân điển hình sản xuất giỏi… tham gia dạy nghề. Tuyển chọn, bố trí cán bộ chuyên trách dạy nghề phải đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, dạy nghề. Chấn chỉnh các trường hợp bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc. Mỗi trung tâm dạy nghề cần bố trí biên chế 3 giáo viên cơ hữu cho 3 nghề đặc trưng của địa phương. Có chính sách tốt hơn về vay vốn để người lao động sản xuất sao khi học nghề. Các cấp chính quyền tạo điều kiện cho người lao động được thuê đất, thuê mặt nước và các phương tiện khác để hành nghề sau khi học. Cùng với đó là những giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo: chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của lao động nông thôn, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành. Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Các ngành nghề đào tạo cũng cần đa dạng hơn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đào tạo các nghề TTCN như: dệt thổ cẩm, mây - giang đan, chổi chít… để phát triển các làng nghề truyền thống. Chuyển giao các kỹ thuật về trồng trọt, nuôi thủy sản, chăn nuôi thú y, dịch vụ nông nghiệp… để phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ giải pháp chuyển mạnh hình thức đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động. Đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp và dịch vụ để cung ứng nhu cầu lao động địa phương cho các KCN, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.
Những giải pháp cụ thể này mang theo sự kỳ vọng sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hướng tới đáp ứng nguồn nhân lực cho thu hút đầu tư phát trển KT – XH và cho mục tiêu xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý Hợp tác xã, chiều 17/6, Liên minh HTX tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ chủ chốt HTX. Tham gia lớp tập huấn có 80 học viên là chủ nhiệm các HTX phi nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Trường mầm non Hoa Mai là một trong những ngôi trường đầu tiên của huyện vùng cao Đà Bắc đạt chuẩn quốc gia mức độ I và tiếp tục phấn đấu được công nhận đạt chuẩn mức độ II vào thời gian tới. Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường mầm non Hoa Mai, thị trấn Đà Bắc đã nỗ lực không ngừng đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng tập trung, huy động mọi nguồn lực, tháo gỡ những khó khăn để không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Sở GD&ĐT, đã có 8.513 thí sinh tỉnh ta đỗ tốt nghiệp THPT năm 2014, đạt tỷ lệ 98,27%. Trong đó, tỷ lệ thí sinh đỗ loại giỏi chiếm 2,64% (225 em), loại khá chiếm 17,76% (1512 em).
(HBĐT) - Năm học 2013-2014, cô giáo Quách Thu Ngọc, trường THCS Bãi Lạng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), đoạt giải nhất môn tiếng Anh tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Trong niềm vui của người vừa trải qua một năm học có nhiều “mùa quả ngọt” của sự nghiệp “trồng người”, cô chia sẻ: tại môi trường công tác, chúng tôi có nhiều cơ hội để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với tự học, tự bồi dưỡng, chúng tôi còn được tạo điều kiện tham gia các lớp chuyên đề, hội thảo, hội giảng các cấp, được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Dấu ấn về thành tích này là động lực để chúng tôi tiếp tục phấn đấu, cố gắng trong thời gian tới.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Đà Bắc có 39 cơ sở đoàn và chi đoàn trực thuộc với 164 chi đoàn. Tổng số ĐV -TN trong độ tuổi 11.250 đồng chí, tập hợp thường xuyên trên 10.000 đồng chí. Sau hơn 6 năm thực hiện Nghị quyết số 25 của BCHT.Ư Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ CNH -HĐH”, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên đã có những chuyển biến rất tích cực.
(HBĐT) - Nếu so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh, huyện Mai Châu gặp khó khăn hơn nhiều trong công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh những cái khó chung như cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học, về đội ngũ..., Mai Châu gặp nhiều rào cản mang tính đặc thù như chất lượng GDMN ở các xã vùng đồng bào dân tộc Mông (Hang Kia, Pà Cò), xã lòng hồ Tân Dân còn nhiều hạn chế so với nhiều trường khác trong huyện. Ngay như Tân Dân - xã vùng lòng hồ sông Đà, có nhiều chi điểm lẻ rải rác; việc nắm bắt tình hình hoặc để có thể tập trung đầu tư cho “nên tấm, nên món” cũng là điều nan giải. Cũng vì thế, trước đây, một số xã vùng khó khăn của huyện đã về đích muộn hơn so với các xã trong huyện cũng là điều dễ hiểu...