Hội đồng tuyển sinh trường mầm non Tân Thịnh B (TPHB) tiếp nhận hồ sơ dự tuyển của phụ huynh.
(HBĐT) - Từ ngày 10 - 18/7, tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn TPHB đồng loạt bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển cho năm học 2014 - 2015. Mặc dù có 1 tuần cho công việc này nhưng theo ghi nhận của chúng tôi tại một số trường vùng trung tâm, tình hình “nóng” ngay trong ngày đầu tiên. Chỉ trong một buổi sáng, lượng hồ sơ bán ra đã nhiều hơn số chỉ tiêu được tuyển. Nhiều phụ huynh vẫn đứng chờ trước cổng trường từ 5h sáng dù 7h nhà trường mới bán hồ sơ.
9h, chúng tôi có mặt tại trường MN Tân Thịnh B, phường Tân Thịnh. Quang cảnh nhà trường và phòng tuyển sinh vắng hoe. Trao đổi với Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Bình mới biết phụ huynh tập trung mua dồn dập từ 7h và lượng hồ sơ bán ra lên đến hơn 100 bộ /89 chỉ tiêu tuyển sinh. Trường đã thông báo, dán công khai kế hoạch tuyển sinh, giờ phát hành hồ sơ nhưng theo phản ánh, nhiều phụ huynh vẫn đứng chờ trước cổng trường từ 5h. Năm học 2014 - 2015, trường được tuyển mới 89 chỉ tiêu cho 2 điểm trường. Trong đó, khối nhà trẻ chỉ được tuyển 42 cháu (32 cháu ở trường trung tâm, 10 cháu ở điểm lẻ). Độ “nóng” tập trung vào khối nhà trẻ ở trường trung tâm vì có đến 156 cháu trong diện phổ cập có nhu cầu đi học. Thực tế với CSVC và giáo viên hiện có, trường chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu ở lứa tuổi nhà trẻ và khoảng 80% lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trường ưu tiên tuyển hết số trẻ 5 tuổi ra lớp, tiếp đến xét tuyển trẻ 4 tuổi, nếu còn chỉ tiêu tuyển tiếp trẻ 3 tuổi. Đối với lứa tuổi nhà trẻ, xét tuyển căn cứ vào tháng sinh, ưu tiên tuyển trẻ đủ 24 tháng tuổi, tiếp đến xét tuyển trẻ 25 tháng tuổi cho đến hết chỉ tiêu. Như vậy, nhiều trẻ mặc dù có đầy đủ hộ khẩu, cư trú thực và được theo dõi phổ cập nhưng vẫn không được tuyển.
Tại trường tiểu học Hữu Nghị, phường Hữu Nghị, 9h lác đác một số phụ huynh đến nhưng đành ra về vì đã hết hồ sơ. Buổi chiều, cán bộ tuyển sinh phải lên phòng GD &ĐT thành phố lấy thêm hồ sơ để đáp ứng nhu cầu xét tuyển của phụ huynh. Năm học 2014-2015, nhà trường được giao chỉ tiêu tuyển 306 học sinh/9 lớp. Trong khi đó, số học sinh trong diện phổ cập 325 cháu, chưa kể nhiều học sinh trái tuyến muốn được học tại trường. Nhiều năm nay, nhà trường luôn là điểm “nóng” tuyển sinh của thành phố và năm nay cũng không “hạ nhiệt” nhiều. Đặc biệt, số trẻ sinh năm 2008 vào lớp 1 năm nay trên địa bàn nhiều, làm tăng áp lực cho cả phụ huynh và học sinh. Bởi chỉ có 6 lớp 5 ra trường nhưng có đến 9 lớp 1 tuyển vào, dẫn đến thiếu phòng học. Do đó, nhiều phụ huynh “ngã ngửa” khi nhà trường không thể tổ chức ăn bán trú cho học sinh, không học 2 buổi/ngày. Trường đã huy động tất cả lực lượng cho công việc tuyển sinh và tiến hành phổ cập thành 2 đợt vào tháng 9 - 10/2013 và tháng 3 - 4/2014. Cán bộ, giáo viên phối hợp với tổ trưởng tổ dân phố để điều tra cụ thể từng học sinh. Song, phụ huynh vẫn lập cả “chiến thuật” ngay từ khi giáo viên đi điều tra danh sách phổ cập. Không ít trường hợp học sinh có đủ hồ sơ hợp lệ nhưng không cư trú thực trên địa bàn.
Đồng chí Đỗ Thị Hệ, Phó phòng GD&ĐT TP cho biết: Năm học 2014-2015 tuyển mới 27 nhóm lớp với 610 cháu ở lớp nhà trẻ, 1.178 cháu ở các lớp mẫu giáo; 56 lớp 1 với 1.737 học sinh; 39 lớp 6 với 1.348 học sinh. Công tác tuyển sinh đã đi vào nề nếp hơn các năm trước nhưng cán bộ của phòng, các trường vẫn mất nhiều thời gian vào điều tra phổ cập, xác định hộ khẩu, nơi cư trú thực của học sinh. Phụ huynh sẵn sàng tìm mọi cách để con có hộ khẩu ở khu vực dự tuyển của trường bằng nhiều cách như: tách khẩu cùng nhà, thậm chí mua hẳn đất, nhà để làm hộ khẩu hoặc cư trú ở chỗ khác nhưng vẫn để hộ khẩu ở nhà ông, bà... Năm học này, thành phố tiếp tục thực hiện phương thức tuyển sinh bằng xét tuyển vào các khối. Quan điểm chỉ đạo là huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường nhưng tập trung tuyển học sinh đúng tuyến. Nếu các trường sau khi đã tuyển đủ học sinh trên địa bàn mà vẫn còn chỉ tiêu mới tuyển đến học sinh trái tuyến nhưng vẫn phải thuộc các tổ đã quy định nhằm tạo điều kiện cho học sinh được học gần nhà. Phòng khuyến khích các trường xã và các trường thuộc 3 phường Thái Bình, Thịnh Lang, Tân Hòa tuyển sinh vào lớp 1, 6 vượt chỉ tiêu được giao. Khi tiếp nhận hồ sơ, hội đồng tuyển sinh phải kiểm tra kỹ các thông tin ghi trong đơn dự tuyển; đối chiếu bản chính giấy khai sinh, kiểm tra sự trùng khớp các thông tin cá nhân như tên đệm, tên, ngày sinh, nơi sinh, hộ khẩu... Để tránh sự “nóng” tại các trường vùng trung tâm, phòng GD &ĐT đã luân chuyển giáo viên giữa các trường, tăng cường đầu tư CSVC cho các trường vùng ven... Những năm qua, 100% trường tiểu học, THCS đều có học sinh giỏi cấp thành phố, tỉnh. Tâm lý muốn con học trường điểm của phụ huynh đã gây áp lực cho công tác tuyển sinh. Trường điểm cũng chỉ là do phụ huynh tự dựng lên chứ phòng không có chủ trương đó. Việc quá tải cục bộ ở một số trường sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Chương trình học ở tất cả các trường đều giống nhau, quan trọng nhất là sự quan tâm, ý thức học tập của học sinh.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Qua đào tạo nghề có 70% lao động tự tạo được việc làm. Điều quan trọng hơn là đã thay đổi quan niệm, hành vi của lao động nông thôn về học nghề và tạo việc làm trong tình hình hình hiện nay. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Duy Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc khi nói về tình hình triển khai, thực hiện Đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn.
(HBĐT) - Phát huy thuận lợi là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I của huyện Lạc Sơn, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo của ngành giáo dục, tập thể cán bộ, giáo viên (CB-GV) trường tiểu học Bình Chân, xã Bình Chân đã phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học 2013 - 2014.
Ðoàn Việt Nam tham dự kỳ thi Ô-lim-pích Toán học quốc tế tại CH Nam Phi vừa trở về nước trong sự hân hoan chào đón của gia đình, thầy giáo, cô giáo và bạn bè. So với kỳ thi trước, Ðội tuyển quốc gia Việt Nam năm nay tuy ít hơn một Huy chương bạc nhưng xét chung toàn đoàn, cả sáu học sinh dự thi đều đạt thành tích cao.
Kết thúc ngày thi đầu tiên của đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014, với các môn Toán, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Ngoại ngữ (tùy theo khối thi), trên phạm vi cả nước, có 98 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật.
(HBĐT) - Theo chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) giai đoạn 2011- 2020, mục tiêu 3 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực GD&ĐT. Trong đó có 2 chỉ tiêu: tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15- 40 ở vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số, vùng ĐBKK đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020; tỷ lệ thạc sỹ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.
Xin ôn lại nhận định cơ bản của Kant: "Một trong những vấn đề khó khăn nhất của giáo dục là làm sao hợp nhất việc con người vừa phải phục tùng sự cưỡng bách, vừa có năng lực sử dụng sự tự do của mình (...).