Một giờ học môn ngữ văn của học sinh lớp 11 trường PT liên cấp THCS, THPT Ngọc Sơn (huyện Lạc Sơn).

Một giờ học môn ngữ văn của học sinh lớp 11 trường PT liên cấp THCS, THPT Ngọc Sơn (huyện Lạc Sơn).

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, nơi trường PT liên cấp THCS-THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn) đặt điểm trường chia sẻ: Vui nhất là các em học sinh nhưng cấp uỷ, chính quyền và bà con các dân tộc 3 xã nơi vùng cao (Ngọc Sơn, Tự Do, Ngọc Lâu) cũng phấn khởi không kém.

 

Trước đây, để theo học THPT, con em chúng tôi phải “hạ sơn” về thị trấn Vụ Bản cùng bao vật dụng kèm theo như gạo, củi, mắm, muối cho con ở trọ. Đằng đẵng 3 năm THPT, bố mẹ cũng vật lộn dốc đèo đưa con đi-về mỗi tháng, mỗi tuần. Lúc có xe máy còn đỡ, chứ ai phải đi xe đạp thì cực lắm. Trên đoạn đường trên 10 km qua những con dốc Đầm, dốc Kho, lúc xuống đã không thuận, lúc lên dốc chủ yếu là dắt bộ. Cũng vì thế, có năm học, số em theo học THPT ở trung tâm huyện chỉ chiếm 1/3 số học sinh trong độ tuổi. Nay, mọi chuyện đã khác, hầu hết các em học xong THCS đều theo học THPT. Học sinh ở xa nhất xã là xóm Khú cũng chỉ cách trường 5 km, sáng đi học trưa có thể về nhà. Việc có trường tại xã là sự kiện được người dân vùng cao đón nhận…

 

Thực ra, nỗi khao khát có lớp, có trường THPT ở nơi vùng cao Lạc Sơn từng được khơi đi, gợi lại biết bao năm, bao lần rồi. Đó là một nhu cầu thực tế, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của bao lớp học sinh và các bậc phụ huynh nơi đây. Sau nhiều năm chờ đợi đã được hiện thực hoá bằng quyết định số 948 ngày 17/7/2014 của UBND tỉnh về việc thành lập trường phổ thông liên cấp THCS, THPT Ngọc Sơn. Dù được “tá túc” từ nền tảng cơ sở trường lớp của trường THCS Ngọc Sơn (cũ) nhưng trường còn gặp không ít khó khăn (bàn ghế cũ hỏng, các phòng học cũng tróc lở xuống cấp, trang thiết bị cho dạy và học còn thiếu, thư viện còn mỏng sách-tài liệu…). Trong “vạn sự khởi đầu nan” ấy, trường đã nhận được sự quan tâm, đầu tư, chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Lạc Sơn và ngành GD&ĐT. Các cấp uỷ, chính quyền và đồng bào 3 xã vùng cao đã có sự ủng hộ, hỗ trợ thiết thực đối với nhà trường. Nhưng khó khăn, dù có những vẫn không át đi được không khí, tinh thần phấn chấn của 289 học sinh và gần 30 CB, GV, NV (trong đó có 5 lớp THPT với 157 học sinh). Thầy Đào Việt Hùng, hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ngay sau khi được thành lập, chi bộ Đảng (12 đảng viên) được kiện toàn, đã phát huy vai trò lãnh đạo mọi hoạt động của nhà trường. Đội ngũ CB, GV, NV đã xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong điều kiện thực tế hôm nay. Trong đó, trường đã triển khai các CVĐ, phong trào thi đua do tỉnh và ngành phát động; hướng mọi hoạt động xung quanh trục thi đua “Dạy tốt-học tốt”. Cũng vì có sự chủ động trong điều hành, vận hành nên mọi hoạt đồng đều đã vào guồng khá tốt. Nhiệm vụ của 2 tổ chuyên môn, từng CB, GV được chi tiết, cụ thể hoá. Thầy và trò đều háo hức bước vào năm học 2014-2015 với sự quyết tâm cao nhất. Thầy hiệu trưởng cho biết: Dù là trường mới nhưng nhà trường sẽ tạo điều kiện để CB, GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn cũng như hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh do ngành tổ chức. Nhà trường hiện nay đang đốc thúc một số phần việc còn lại liên quan đến cơ sở vật chất, sẵn sàng mở cửa đón các em học sinh ở xã xa nhất là Tự Do vào ở bán trú. Trong niềm phấn khởi chung đó, Bùi Thị Thanh Tuyền (lớp 11A, xóm Tren, xã Tự Do) bộc bạch: Được học tại Ngọc Sơn em và các bạn trong xóm không phải đi học xa nhà nữa. Bố mẹ cũng không còn phải lo tiền cho em đi ở trọ học; không lo đi học xa nhà dễ sa ngã, hư hỏng nữa. Còn em Bùi Thị Thư (lớp 11A, xóm Cha, xã Ngọc Sơn) chia sẻ: Năm nay, được về gần nhà học em vui lắm, không phải đi học trọ, ăn “cơm bụi” nữa. Ngôi trường mới đã được thành lập trên quê hương mình nên chúng em sẽ cố gắng rèn luyện, học thật tốt để xứng đáng với niềm tin của mọi người. Cùng với niềm hạnh phúc về ngôi trường mới nơi non cao này, các em Quách Thị Sinh, Bùi Thị Lợi, Bùi Thị Thư (lớp 11A), Bùi Thị Tình, Bùi Thu Hằng, Bùi Mai Hương, Bùi Thị Dung (lớp 10 A)…đều cho rằng, đầu năm học, các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp còn có những khó khăn nhất định nhưng chúng em hy vọng rằng  thời gian tới đây, trường có các điều kiện cần có như: phòng tin học, thư viện có sách, báo cùng các thiết bị đồ dùng học tập cần thiết, có máy trình chiếu để việc học tập của chúng em thuận lợi hơn. Đó cũng là mong muốn của đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh nơi đây tại thời điểm này. Dẫu ai cũng biết rằng, trong vài năm tới, trường có thể được xây dựng mới, khang trang đẹp đẽ hơn ở một địa điểm khác tại xã Ngọc Sơn.

 

 

 

                                                                               Bùi Huy

 

 

 

 

Các tin khác

Các tân sinh viên 6 tỉnh khu vực Tây Bắc nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” tại Yên Bái.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng lãnh đạo Hôi Khuyến học tỉnh trao giấy khen cho học sinh đạt giải cao tại kỳ thi đại học năm 2014.
Hoạt động dã ngoại của học sinh nằm trong khoản thu Quỹ ban đại diện CMHS. Ảnh: Học sinh trường MN Tân Thịnh B đi dã ngoại.
Lãnh đạo Báo Điện tử Trí thức trẻ và các đại biểu bàn giao nhà bán trú dân nuôi điểm trường Thùng Lùng.

Huyện Yên Thủy: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm 

(HBĐT) - Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy khẳng định: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là mục tiêu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm ở địa phương.

Trẻ em Noong Luông vượt khó vươn lên trong học tập

(HBĐT) - Em Hà Ngọc Châu, học sinh lớp 8 trường THCS Noong Luông (Mai Châu) là một trong những điển hình về tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. Sinh ra trong gia đình nghèo, hàng ngày, ngoài đến trường, em còn giúp cha mẹ việc đồng áng, gia đình. Vượt qua nhiều khó khăn, 8 năm em đều phấn đấu và đạt học sinh giỏi cấp trường. Hiện, em tham gia công tác Đoàn, Đội và là Liên đội trưởng.

Cơ hội học nghề, giải quyết việc làm ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Đồng chí Đào Anh Tuấn, Phó phòng LĐ-TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, những năm qua, huyện Kim Bôi đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài huyện mở nhiều lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động.

Trường THCS Yên Trị trưởng thành trong gian khó

(HBĐT) - Là một trong những ngôi trường được thành lập sớm của huyện Yên Thủy, suốt chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy và trò trường THCS Yên Trị đã viết lên những thành tích đáng tự hào. Với bề dày thành tích được bồi đắp nhiều năm các thầy, cô giáo và các em học sinh nhà trường hôm nay vẫn miệt mài viết tiếp, tô thắm thêm những trang sử vàng truyền thống của nhà trường.

Tuyên dương 292 tập thể, cá nhân trong công tác khuyến học, khuyến tài

(HBĐT) - Sáng 21/9, huyện Cao Phong đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng 292 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến học, khuyến tài.

Sức bền phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” ở trường THPT Cù Chính Lan

(HBĐT) - Thầy Cao Ngọc Luân, Hiệu trưởng trường THPT Cù Chính Lan, huyện Lương Sơn chia sẻ: “Thời điểm đầu năm học 2014 - 2015 này, trên 900 CB-GV-NV và học sinh nhà trường triển khai nhiều hoạt động, phong trào thi đua hướng tới ngày kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (1964 - 2014). Tiếp nối thành tựu của chặng đường đã qua, trong kỳ thi tuyển sinh năm 2014, đã có 60% em thi đỗ vào ĐH, CĐ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục