Phòng học bộ môn tại các trường trên địa bàn huyện Lạc Sơn được tăng cường cơ sở vật chất. Ảnh: Giờ thi Olympic tiếng Anh cấp huyện của học sinh khối tiểu học tại trường THCS thị trấn Vụ Bản.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện có diện tích tự nhiên rộng, dân số trên 14 vạn dân tại 29 xã, thị trấn. Trong đó có 14 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Những năm qua, ngành GD &ĐT huyện đã tích cực, chủ động tham mưu cho UBND huyện thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Quy mô trường, lớp tiếp tục được củng cố, sắp xếp hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện, nhất là vùng khó khăn. 5 năm qua đã sáp nhập 2 trường THCS, sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên vào Trung tâm Dạy nghề, thành lập mới 1 trường mầm non, 1 trường THCS và THPT. Đến nay, toàn huyện có 96 trường học với trên 3.000 HS. Riêng vùng đặc biệt khó khăn có 42 trường, 181 chi, điểm trường. Cơ sở vật chất các trường được quan tâm xây dựng, giai đoạn 2011 - 2015 đã xây mới 330 phòng học với kinh phí 116 tỷ đồng. Trên địa bàn huyện hiện có 814 phòng học kiên cố, 384 phòng bán kiên cố, 307 phòng chức năng.
Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được nâng cao. Tỷ lệ vượt chuẩn ở bậc mầm non là 40%, tiểu học 70%, THCS 60%. 29 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tăng 16 trường so với đầu nhiệm kỳ, đạt 106% chỉ tiêu nghị quyết. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” gắn với các CVĐ của ngành GD &ĐT được các nhà trường, giáo viên đồng thuận, hưởng ứng. Chất lượng giáo dục toàn diện, số lượng HS giỏi, giáo viên giỏi ngày càng tăng. Huyện đã có giáo viên, HS đạt giáo viên dạy giỏi, HS giỏi cấp quốc gia. Tháng 5/ 2012, huyện được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi. Công tác phổ cập ở 3 cấp học từ mầm non, tiểu học đến THCS luôn được giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng. Số HS tiểu học học 2 buổi /ngày đạt 96,77%, vượt 21,77% so với kế hoạch.
Huyện đã thực hiện đạt kết quả “Năm giáo dục vùng khó khăn”. Thực hiện tốt công tác “3 đủ” cho học sinh, tuyệt đối không để học sinh vì thiếu ăn, mặc, sách vở, đồ dùng mà không đi học. Đồng thời, quan tâm những học sinh gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn, người DTTS, HS khuyết tật để các em được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước vươn lên trong học tập. Đặc biệt, lần đầu tiên ngành GD &ĐT Lạc Sơn đã có giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia thuộc trường vùng 135. Tỷ lệ HS DTTS tốt nghiệp THCS, thi đỗ vào các trường THPT trọng điểm của tỉnh và các trường CĐ, ĐH ngày càng nhiều. Đó là nền tảng vững chắc để huyện thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD &ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Năm 2010, huyện Lương Sơn mới có 6 trường đạt chuẩn quốc gia; cơ sở vật chất của ngành còn nhiều khó khăn với 30% phòng học tạm và bán kiên cố. Sau 5 năm nỗ lực, dự kiến cuối năm 2015, toàn huyện có 19 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 25,3%); số phòng học tạm và bán kiên cố chỉ có 17%. Nhờ vậy, chất lượng 2 mặt giáo dục đã từng bước được nâng lên rõ rệt.
Ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng, hay còn gọi là “điểm sàn” năm 2015 được xác định ở mức 15 điểm cho tất cả các tổ hợp xét tuyển gồm ba môn thi cho hệ đại học và 12 điểm cho cao đẳng.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Thủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 đặt ra mục tiêu cả nhiệm kỳ phấn đấu xây dựng được 15 trường chuẩn (3 trường /năm). Đến nay, kết quả thực hiện ước đạt 16 trường, trong đó có 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Với 55% trường đạt chuẩn quốc gia, Lạc Thủy hiện là một trong những huyện dẫn đầu về xây dựng trường chuẩn quốc gia toàn tỉnh .
(HBĐT) - Trường THCS xã Tú Sơn hiện có trên 300 học sinh, và 25 cán bộ, giáo viên. Trong những năm qua với mục tiêu cùng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng chuyên môn, phong trào thi đua “giỏi việc trường – đảm việc nhà” đã trở thành động cơ thi đua, mục tiêu phấn đấu của nữ cán bộ, giáo viên nhà trường và những kết quả đạt được góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhà trường.
(HBĐT) - Với chức năng bồi dưỡng lý luận QP -AN cho cán bộ thuộc đối tượng 3 của tỉnh; đào tạo CHT quân sự xã, phường, thị trấn và giảng dạy bộ môn giáo dục QP -AN cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn TP Hòa Bình; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ sỹ quan, QNCN; tổ chức đăng cai huấn luyện, bồi dưỡng cho các đoàn tham gia hội thi, hội thao của LLVT tỉnh.
(HBĐT) - Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2015, toàn tỉnh có 8.063 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó: khối THPT có 7.236 thí sinh và khối TT GDTX có 827 thí sinh, số thí sinh nữ có 3.881 em, 5.297 học sinh dân tộc thiểu số, 85 thí sinh tự do. Theo thống kê tốt nghiệp THPT năm 2015, toàn tỉnh có 7.537 thí sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 93,48%. Trong đó: khối THPT đạt tỷ lệ 93,91% và khối TT GDTX đạt 89,72%.