Em Hà Thanh Thủy và gia đình trong ngày nhận bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm Hà Nội năm 2015.
(HBĐT) - Hà Thanh Thủy quê ở khu phố Đoàn Kết, Thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy). Những ngày tháng Tám này, nữ tân thủ khoa Đại học sư phạm Hà Nội, người dân tộc Mường đang có thật nhiều niềm vui. Đêm 23/8/2015, em là là 1 trong 98 sinh viên được UBND thành phố Hà Nội vinh danh tại lễ tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn; được trao tặng bằng khen, cúp biểu trưng và phần thưởng…
Nhà có hai chị em gái. Người ảnh hưởng nhiều nhất đến hai chị em Thủy là người mẹ, một cô giáo trường MN Thanh Nông. Chính tình yêu nghề dạy học và niềm đam mê văn chương em được truyền từ mẹ. Thông minh, năng động, nhiệt tình, tự tin là nét nổi bật cảm nhận được khi tiếp xúc với Thủy. Khi còn là học sinh tiểu học, Thủy là một cô bé có dáng vóc nhỏ bé nhưng sớm chứng tỏ là một cô học trò hiếu học, say mê với việc tìm tòi những kiến thức mới. Em học đều ở tất cả các bộ môn và văn học là môn học sớm được bộc lộ năng khiếu nhất. Các thầy cô đã phát hiện ra em rất có khả năng trong việc học các môn xã hội. Cũng chính trong thời gian này, trong tâm trí của cô học trò nhỏ bắt đầu xuất hiện một ước mơ, ước mơ đó ngày một lớn dần, cứ thôi thúc em, biến thành những động lực, niềm đam mê cháy bỏng với việc học tập.
Chia sẻ sự đam mê về bí quyết học tập của mình, Thủy tự tin nói: Em không có bí quyết gì cả, chỉ là luôn cảm thấy đam mê với các môn học và cảm thấy thật sự lý thú khi biết thêm được những kiến thức mới. Em nghĩ yêu cầu đầu tiên là phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, lĩnh hội được nội dung giảng dạy của thầy cô, rồi mới học đến phần nâng cao, mở rộng. Em cũng chưa từng tham gia học thêm ở đâu ngoài việc ôn luyện trong các đội tuyển để dự các kỳ thi. Đến lớp phải luôn phải tập trung cao độ để nghe thầy cô giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài, luôn suy nghĩ làm sao có thể giải nhanh nhất, hay nhất các bài tập; về nhà phải tự ôn luyện, nếu còn thời gian thì cần lên thư viện mượn những cuốn sách tham khảo hay để nghiên cứu thêm.
Bước vào kỳ thi THPT, em đã lựa chọn thi lớp chuyên văn vào trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tỉnh Hòa Bình. Tại mái trường này, em có điều kiện được học tập, sinh hoạt luôn gắn liền cùng với những say mê, với những ước mơ cháy bỏng mang theo. Thành tích những năm học THPT của Thủy là huy chương bạc Olympic Hùng Vương môn ngữ văn (năm 2009), giải nhì học sinh giỏi tỉnh, giải nhì học sinh giỏi quốc gia( năm 2011, đạt 15.50 điểm)
Năm 2011, Thanh Thủy thi đại học khối C đạt 28,5 điểm (môn Văn: 8, lịch sử 8,5, địa lý: 8,5 điểm. Cộng với điểm ưu tiên. em trở thành thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội (khối C). Suốt 4 năm đại học, song song với học tập, Thủy còn làm lớp trưởng và tham gia vào Ban chấp hành Liên chi Đoàn khoa Ngữ Văn. Điều đó giúp cho cô bạn trưởng thành hơn về kĩ năng sống, phân bổ thời gian học và tự tin hơn nhiều. Được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi “cô giáo trẻ” chưa tròn 22 tuổi.
Thi vào Đại học sư phạm Hà Nội với 28,5 điểm khối C, tốt nghiệp với tổng điểm học tập toàn khóa là 3.77, Hà Thanh Thủy trở thành thủ khoa cả đầu vào và đầu ra của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ngay sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, Thủy đã ứng tuyển vào trường THPT Amsterdam-Hà Nội và được ký hợp đồng. Hiện tại, em cảm thấy rất yêu nghề và tràn đầy nhiệt huyết để bắt tay vào làm việc.
Bùi Thị Chiều
(Cao Dương - Lương Sơn)
(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh tiếp tục duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS; 209/210 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt 99,5%.
(HBĐT) - Hội LHPN tỉnh vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Kim Bôi tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật liên quan đến phụ nữ cho 42 uỷ viên BCH, các chi hội trưởng và hội viên nòng cốt xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ tiểu đề án số 04 về “Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số” năm 2015.
(HBĐT) - Những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của huyện vùng cao Đà Bắc có bước chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học từng bước được nâng cao. Phương pháp dạy học và kiểm tra không ngừng được đổi mới. Huyện tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập tiểu học chống mũ chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Công tác xây dựng xã hội học tập và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng được quan tâm chú trọng.
(HBĐT) - Đó là lời khẳng định của ông Phạm Duy Đông, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Sách, thiết bị trường học Hòa Bình- đơn vị có nhiệm vụ chính là cung cấp sách, văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ cho ngành giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Năm học 2015 – 2016 chuẩn bị bắt đầu, đến thời điểm này, ngành GD & ĐT huyện Yên Thủy đã chuẩn bị đầy đủ về con người, cơ sở vật chất sẵn sàng cho năm học mới với nhiều quyết tâm.
(HBĐT) - Là đơn vị 3 năm liền (2012 - 2014) lá cờ đầu công tác khuyến học, khuyến tài toàn tỉnh, bà Phạm Thị Hào, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Lạc Sơn cho biết: Để có được thành tích đó, công tác khuyến học huyện đã luôn nhận được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND, MTTQ huyện và sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân trong suốt thời gian qua.