(HBĐT) - Học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập năm học 2015 - 2016 từ 60.000 - 300.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực thành thị; từ 30.000 - 120.000 đồng/tháng/học sinh đối với khu vực nông thôn và từ 8.000 - 60.000 đồng/tháng/học sinh đối với miền núi.
Từ năm học 2016 - 2017 trở đi, học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.
Nội dung trên được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Trần học phí đại học
Cũng theo Nghị định trên, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động), cụ thể:
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo |
Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 |
Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 |
Năm học 2020-2021 |
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản |
1.750 |
1.850 |
2.050 |
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch |
2.050 |
2.200 |
2.400 |
3. Y dược |
4.400 |
4.600 |
5.050 |
Còn mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động):
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo |
Năm học 2015-2016 |
Năm học 2016-2017 |
Năm học 2017-2018 |
Năm học 2018-2019 |
Năm học 2019-2020 |
Năm học |
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản |
610 |
670 |
740 |
810 |
890 |
980 |
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch |
720 |
790 |
870 |
960 |
1.060 |
1.170 |
3. Y dược |
880 |
970 |
1.070 |
1.180 |
1.300 |
1.430 |
Nghị định quy định, học phí đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo phương thức giáo dục thường xuyên áp dụng mức không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng cùng trình độ đào tạo, nhóm ngành, chuyên ngành và nghề đào tạo theo chương trình đào tạo đại trà tại cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa thực hiện tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Phải công khai mức học phí
Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc xác định học phí. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.
Học phí của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí đào tạo.
Còn đối với các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định của Chính phủ, học phí được xác định trên cơ sở tính toán có sự cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của người học, thực hiện theo lộ trình giảm dần bao cấp của Nhà nước.
Các cơ sở giáo dục phải công bố công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
PV (TH)
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng, gồm: Hỗ trợ chi phí đào tạo; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.
(HBĐT) - Ngày 25/9, Sở LĐ, TB & XH đã đến thăm và tặng quà cho học sinh trường Tiểu học Đông Lai (huyện Tân Lạc).
(HBĐT) - Cùng với các đơn vị trên địa bàn, những năm qua, ngành Giáo dục và đào tạo huyện Lạc Thủy không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp xây dựng trường chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục hướng đến mục tiêu hoàn thành tiêu chí số 5 và 14 về giáo dục trong chương trình xây dựng NTM của toàn huyện.
(HBĐT) - Phòng GD & ĐT huyện Lạc Sơn vừa vinh dự đón bằng khen của Bộ GD & ĐT vì có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục giai đoạn 2009 - 2014. Cùng với đó, các đơn vị trung tâm GDTX huyện, trường mầm non xã Văn Nghĩa, trường TH thị trấn Vụ Bản, THCS Võ Thị Sáu cũng nhận bằng khen của UBND tỉnh trong phong trào thi đua giai đoạn 2014 - 2015. Đây là minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Lạc Sơn về lĩnh vực GD & ĐT trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ tháng 4/2013, toàn tỉnh đã đưa vào hoạt động của phòng trực tuyến tại 12/12 Trung tâm GDTX. Sau hơn 2 năm triển khai, phòng trực tuyến đã phát huy được hiệu quả.
(HBĐT) - Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tuyên truyền về “tháng khuyến học Hòa Bình” và tuyên truyền chào mừng Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh lần thứ 3.