Chất lượng nuôi, dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Đà Bắc được duy trì. Ảnh: Trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc) đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Ảnh: PV.

Chất lượng nuôi, dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Đà Bắc được duy trì. Ảnh: Trường mầm non Hoa Mai (thị trấn Đà Bắc) đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Ảnh: PV.

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, trên 85% dân số là người dân tộc thiểu số, địa hình chia cắt, giao thông không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến quy hoạch mạng lưới trường lớp, cải tạo mở rộng mặt bằng khuôn viên các trường học, điểm trường theo chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho giáo dục tuy đã được tăng cường đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, song quy mô còn nhỏ, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các nhà trường, đặc biệt là công tác đổi mới giáo dục. Hầu hết các trường vẫn còn thiếu các phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà công vụ và các hạng mục phụ trợ khác... Việc huy động các nguồn lực thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các xã còn nhiều hạn chế.

 

5 năm qua (2011-2015), ngành GD & ĐT đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các chương trình, dự án trên địa bàn huyện thống nhất phương án quy hoạch mạng lưới trường lớp các cấp học, lồng ghép các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục phù hợp với quy mô trường lớp ở từng đơn vị, trường học. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn quốc gia, trong đó, tập trung ưu tiên cho các trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, các xã điểm của tỉnh, huyện về xây dựng NTM, trường vùng khó khăn cơ sở vật chất còn thiếu; tích cực huy động các nguồn lực xã hội hoá khác nhằm củng cố, tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường. 

Tính đến hết năm học 2014 - 2015, toàn huyện Đà Bắc có 15/65 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hiện, có 2/19 xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học là Hào Lý và Tu Lý. Dự kiến, năm 2016 có thêm 5 xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 là Hiền Lương, Toàn Sơn, Yên Hoà, Tân Pheo, Mường Chiềng. Về chất lượng giáo dục các bậc học, chất lượng đội ngũ giáo viên hàng năm đều duy trì ổn định và không ngừng nâng lên. Năm 2012, huyện đạt chuẩn phổ cập cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Công tác xây dựng xã hội học tập và hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng được duy trì, phát huy hiệu quả thiết thực cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện có 15/19 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục còn 4 xã Tân Pheo, Tân Minh, Đoàn Kết, Đồng Ruộng chưa đạt do tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học THPT, học nghề và tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp so với quy định.  

Để phát triển cơ sở hạ tầng trường lớp, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần xây dựng NTM, trong thời gian tới, ngành GD &ĐT huyện Đà Bắc mong muốn UBND các xã chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp các cấp học, điểm trường đảm bảo đủ diện tích đất theo quy định, phù hợp với quy mô học sinh, theo hướng ổn định lâu dài. Có các giải pháp cụ thể, hiệu quả trong giải quyết thủ tục pháp lý về đất đai, việc xâm lấn đất đai giữa các nhà trường với nhân dân ở một số nơi. Đồng thời có phương án sử dụng hợp lý cơ sở vật chất các điểm trường lẻ, ít học sinh hiện không có nhu cầu sử dụng. Đồng thời lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục ở các nhà trường, đặc biệt là các trường vùng khó khăn.

 

                                                                      Đinh Thắng

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục