Một giờ vui chơi của các cháu trường mầm non Hoa Mai, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).                                                             ảnh:?p.v

Một giờ vui chơi của các cháu trường mầm non Hoa Mai, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc). ảnh:?p.v

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 149, ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015, Sở GD&ĐT đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện với mục tiêu tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng vùng đồng bào dân tộc, vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa; đa dạng hóa các phương thức chăm sóc, giáo dục; bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non theo quy định. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất.

 

Yên Thủy là địa phương được đánh giá thực hiện tốt đề án. Sau 10 năm, công tác giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực, 15/15 xã, thị trấn  có trường mầm non, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, đạt 96% (năm học 2015 - 2016). Hiện tại, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 98,4%, trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Chia sẻ kinh nghiệm đạt được trong thực hiện công tác giáo dục mầm non, đồng chí Bùi Huy Trọng, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Thủy cho biết: Ngay từ những năm đầu thực hiện đề án, toàn ngành đã tập trung chỉ đạo việc dành quỹ đất xây dựng điểm trường chính và dồn điểm trường nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể và sự quan tâm của phụ huynh trong thực hiện đề án phát triển giáo dục mầm non, ngành giáo dục huyện Yên Thủy đã tranh thủ các nguồn lực, huy động sự ủng hộ của tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng phục vụ học tập, mua sắm thiết bị đồ dùng, đồ chơi...

 

Sau 10 năm xây dựng, phát triển, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hiện, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên mầm non có trên 7.000 người, tăng 2.740 người so với năm 2006, trong đó, 6.913 giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Các huyện có tỷ lệ giáo viên trình độ trên chuẩn trở lên cao như: Lương Sơn, TP Hòa Bình, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn. Được sự quan tâm của các cấp, ngành,  chế độ, chính sách cho giáo viên mầm non được cải thiện. 100% cán bộ quản lý, giáo viên được hưởng thang bảng lương quy định theo bằng cấp đào tạo, chuyển hệ số theo năm phục vụ và hưởng nhiều ưu đãi khác theo quy định. Nhờ đó, đời sống của đội ngũ giáo viên mầm non ngày càng ổn định.

 

Trong những năm qua, các huyện, thành phố đã tập trung nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi và các công trình phụ trợ cho cơ sở giáo dục mầm non. Nhiều huyện đã kiến cố hóa 100% trường mầm non như huyện Lương Sơn, Yên Thủy, TP Hòa Bình... Số phòng học kiên cố hóa tăng  nhanh, giảm mạnh phòng học tạm, học nhờ. Trong 10 năm, phòng học kiên cố tăng trên 1.000 phòng, phòng bán kiên cố giảm 136 phòng, phòng học tạm, học nhờ giảm 822 phòng. Từ nguồn kinh phí của Nhà nước và thực hiện xã hội hóa giáo dục, toàn tỉnh đã xây dựng được 596 sân chơi ngoài trời,  tăng 406 sân chơi so với năm 2006; 1.866 nhóm lớp có đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo quy định.

 

Quy mô trường, lớp từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh và phủ kín các xã, phường, thị trấn. Hiện, toàn tỉnh có 228 trường mầm non, trong đó 53 trường đạt chuẩn quốc gia, giảm 306 điểm trường từ việc dồn điểm trường học theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non. Nhờ đó, trẻ em đến trường đồng đều giữa các vùng, những năm gần đây, tỷ lệ trẻ vùng khó khăn đến trường cao, nhiều xã cao hơn vùng thuận lợi.

 

                                                                                    

 

                                                             Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục