Trường tiểu học Hòa Sơn A (Lương Sơn) được đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng tốt  nhu cầu học tập cho con em DTTS trên địa bàn.

Trường tiểu học Hòa Sơn A (Lương Sơn) được đầu tư cơ sở vật chất, đáp ứng tốt nhu cầu học tập cho con em DTTS trên địa bàn.

(HBĐT) - Là một huyện có 73% học sinh người dân tộc thiểu số (DTTS), thuộc vùng khó khăn, chính vì vậy, huyện Lương Sơn luôn xác định chăm lo giáo dục dân tộc, vùng khó khăn là mục tiêu lâu dài nhằm từng bước nâng cao chất GD & ĐT chung của huyện.

 

Đồng chí Vũ Thị Lý, cán bộ phòng GD & ĐT huyện Lương Sơn cho biết: Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc, khó khăn. Trong những năm qua, ngành giáo dục đã tích cực tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch “Năm giáo dục vùng khó khăn”. Phòng đã tăng cường tham mưu với các cấp về phát triển giáo dục ở vùng DTTS, đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất và chỉ đạo các trường xây dựng hệ thống số liệu giáo dục dân tộc hàng năm của địa phương theo các cấp học, thành phần DTTS. Nhờ đó, chất lượng GD & ĐT ở vùng đồng bào DTTS đã có bước chuyển biến tích cực. Các cấp, ngành đã có sự phối hợp hiệu quả trong công tác giáo dục, chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn ngày càng được cải thiện.

 

Hiện nay, toàn huyện có 1.973 cán bộ, giáo viên, trong đó có 434 người đang công tác, giảng dạy tại vùng khó khăn. Để đội ngũ cán bộ, giáo viên yên tâm công tác tại các vùng khó khăn, phòng GD & ĐT đã tham mưu các cấp chính quyền có chính sách ưu đãi đối với giáo viên, cán bộ, quản lý, đảm bảo các điều kiện về lương, đãi ngộ, luân chuyển giáo viên. Đồng thời, phòng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, trao đổi kinh nghiệm với các trường vùng thuận lợi, tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Cùng với việc chuẩn hóa trình độ, nhiều giáo viên thuộc vùng khó khăn yêu nghề, bám trường, bám lớp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và đạt được giải cao tại kỳ thi giáo viên giỏi cấp tỉnh như thầy giáo Quách Ngọc Hoàng (tiểu học Cao Dương), cô giáo Nguyễn Thị Thu (tiểu học Long Sơn), cô giáo Nguyễn Thị Dung (THCS Hợp Thanh), cô giáo Bùi Thị Duyên, Bùi Thị Hạnh (mầm non Cao Dương)... 

 

Thời gian qua, ngành giáo dục đã tranh thủ mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất cho các trường thuộc vùng khó khăn. Chỉ tính riêng học kỳ vừa qua, huyện đã đầu tư trên 26 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất các trường mầm non: Cao Dương, Cao Răm, tiểu học Tân Thành, tiểu học Cao Dương...  Ngoài ra, phòng GD & ĐT đã tích cực phối hợp với các phòng: Dân tộc, LĐ- TB & XH tặng trên 2.000 suất quà cho học sinh khó khăn, xây dựng 2 phòng học trị giá 800 triệu đồng cho trường tiểu học Cao Dương. 

 

Theo thống kê của ngành giáo dục, toàn huyện có 14.447 học sinh là con em DTTS thuộc 3 cấp học, trong đó, mầm non có 5.052 em, tiểu học 5.559 em và THCS 3.836 em. Nhằm tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh DTTS, 23/23 trường mầm non trên địa bàn lồng ghép dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc vào các hoạt động giáo dục ngoài tiết học. Các lớp mẫu giáo 5 tuổi tổ chức cho trẻ học 2 buổi/ngày và có các biện pháp chuẩn bị tốt tiếng Việt để trẻ bước vào lớp 1. Đối với cấp học phổ thông, các trường chủ động chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, dạy học sát đối tượng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh dân tộc. Học kỳ vừa qua, toàn huyện có trên 66% học DTTS cấp THCS đạt học lực khá, giỏi và 100% học sinh DTTS cấp tiểu học hoàn thành chương trình lớp học. Bên cạnh chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Nhiều học sinh DTTS vùng khó khăn đã đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp như các em: Đỗ Phương Anh (tiểu học Long Sơn), Nguyễn Văn Thụ, Bùi Thu Hà (THCS Thanh Lương), Đỗ Quỳnh Mai (THCS Cao Dương), Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Phương Thảo (THCS Hợp Châu)...  Một số trường thuộc vùng khó khăn trở thành điểm sáng trong công tác dạy và học huyện nhà, tiêu biểu như trường THCS Hợp Thanh, THCS Hợp Châu, tiểu học Cao Dương, tiểu học Long Sơn, tiểu học Hợp Thanh...

 

                                                                    

                                                                           Hồng Nhung

 

 

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục