(HBĐT) - Kho thuốc trừ sâu của Đội 5, Nông trường Thanh Hà được đặt tại xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Kho do nông trường xây dựng vào khoảng năm 1965. Diện tích khu vực xây dựng kho gần 3.000 m2 và kho chứa thuốc bảo vệ thực vật rộng khoảng 300 m2 . Trong kho chứa nhiều loại hóa chất độc hại như vofatoc, DT sữa, B58, 666, lưu huỳnh, phèn xanh, thuốc diệt cỏ… Sau khi phun xong, còn thừa một số lượng lớn, ban quản lý Nông trường đã cho chôn lấp xuống đất để tiêu hủy. Việc làm này đã ảnh hưởng đến mạch nước ngầm tại khu vực trong một thời gian dài. Cả xóm Mỵ Thanh có 65 hộ thì có tới 27 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp do thường xuyên hít phải mùi thuốc sâu và nguồn nước ô nhiễm.
Lượng thuốc BVTV tồn dư được chôn dưới lòng đất gây ô nhiễm nghiêm trọng tại xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi).
Có nước không dám dùng, nhiều loại hoa quả chín cây, cá nuôi trong ao cũng không dám ăn… Đây là tình trạng chung của 65 hộ dân xóm Mỵ Thanh. Để có nước sinh hoạt hàng ngày, người dân nơi đây phải đi xin nước ở đơn vị bộ đội cách đó 400 m hoặc ra các xóm ngoài trung tâm xã. Để yên tâm hơn, hầu như nhà nào cũng phải mua thêm máy lọc nước. Nhiều năm qua, xóm Mỵ Thanh đã chịu bao tang tóc khi hơn 20 người mắc và chết vì căn bệnh ung thư. Nguyên nhân là do nguồn nước, đất và không khí nơi đây bị ô nhiễm nặng nề từ kho thuốc trừ sâu.
Những con số biết nói
Đêm hôm trước, mặc dù trời mưa to nhưng khi chúng tôi đến Mỵ Thanh, không khí ở đây vẫn nồng nặc mùi thuốc sâu. Trước đây, xóm Mỵ Thanh là đội 5 của Nông trường Thanh Hà. Quá trình quản lý, sử dụng vỏ bao bì vứt bừa bãi, những thùng chứa hóa chất bị mọt rỉ nhưng chẳng mấy ai quan tâm. Đến năm 1991, nhà kho được thu hẹp lại nhưng mọi chuyện dường như đã quá muộn. Các loại hóa chất độc hại đã ngấm sâu vào lòng đất, nguồn nước, không khí trong khu vực lúc nào cũng nặng nề, khó chịu.
Xóm Mỵ Thanh có 65 hộ nhưng có tới 45 hộ là công nhân Nông trường Thanh Hà trước đây. Lật giở sổ ghi chép của xóm, ông Nguyễn Anh Tuấn, trưởng xóm Mỵ Thanh cho biết: Tính từ năm 2008 đến tháng 7/2016, cả xóm có 16 người chết vì ung thư, hiện có 8 người đang mắc căn bệnh quái ác này. Có những người vừa lấy sổ hưu thì chết vì ung thư là bà Nguyễn Thị Lán bị ung thư vòm họng mất năm 2009, từ khi phát hiện bệnh đến lúc mất là 3 tháng.
Ông Trương Văn Gương, quê ở Hà
Nỗi ám ảnh người sống
Ngôi nhà bà Hoàng Thị Non nằm trong khu vực kho thuốc cũ bị bỏ hoang 2 năm nay gợi cảm giác lạnh lẽo. Bà Non quê ở Mỹ Đức (Hà Nội). Bà có 6 người con thì có 2 con gái là công nhân Nông trường nên vào đây sinh sống với con. Con gái lớn là chị Nguyễn Thị Hà mất năm 2011 do ung thu cổ tử cung khi 46 tuổi. Nghi ngờ nước giếng nhiễm độc nên gia đình bà không dám dùng mà phải đi xin nước nơi khác về dùng nhưng dường như đã quá muộn. Năm 2014, bà Non mất do ung thư máu. Sau khi bà mất, vợ chồng người con trai dẫn theo 2 đứa con nhỏ vào
Đưa chúng tôi vào khu vườn nơi đặt kho thuốc trừ sâu, cỏ dại mọc um tùm, ông Nguyễn Văn Tuấn, trưởng xóm lấy cuốc phạt cỏ dại để lấy lối đi. Chỉ sau 2 nhát cuốc, bên dưới mặt đất 20 cm là lớp bột màu trắng đục của các loại hóa chất đã tồn lưu mấy chục năm qua. Mùi thuốc sâu bốc lên nồng nặc, ai cũng phải đưa tay lên bịt mũi và quay mặt đi. Điểm xây dựng kho nằm trên đỉnh đồi, có vị trí cao nhất trong khu vực xóm Mỵ Thanh. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng càng rộng. Đã có một số đoàn công tác của T.ư, tỉnh, huyện về lấy mẫu nước, mẫu đất để xét nghiệm và đều xác định đất, nước ở đây nhiễm hóa chất độc hại nghiêm trọng.
Từ trường hợp chết đầu tiên ở xóm, không ai nghĩ là do từ ảnh hưởng của kho thuốc sâu. Nhưng rồi lần lượt nhiều người mắc những căn bệnh kỳ lạ thì mọi người hoang mang, lo sợ. Nhiều gia đình đã phải bỏ quê đi làm ăn xa. Những nhà có con nhỏ hầu như đều gửi về sống với gia đình bên nội, ngoại.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân Mỵ Thanh, nhất là những hộ nằm trong bán kính khoảng 200 m nơi có kho hóa chất bảo vệ thực vật bởi các giếng nước ở đây không thể sử dụng được hoặc bất đắc dĩ cũng chỉ dám dùng để giặt giũ, còn nước ăn phải đi xin ở đơn vị bộ đội và các hộ khác cách xa 300 - 400 m nên phải sử dụng hết sức dè sẻn.
(Còn nữa)
Bài 2: Khắc khoải chờ cứu rỗi
Bài, ảnh:Đinh Thắng
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân xã Cao Dương phản ánh có sự bất bình đẳng trong việc cấp phát thẻ BHYT trên địa bàn xã. Cụ thể: Chồng của bác sỹ Vũ Mai Hương, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Cao Dương là người dân tộc Kinh nhưng lại được cấp phát thẻ BHYT ( theo chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số) khiến người dân bức xúc.
(HBĐT) - Ngày 28/10/2016, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 4262/BHXH-CSYT giải quyết vướng mắc trong thanh toán chi phí khám - chữa bệnh BHYT. Theo đó:
Dự báo khoảng trưa nay (26/11), có một đợt không khí lạnh từ phương bắc tăng cường yếu xuống Bắc Bộ gây mưa nhỏ vài nơi. Trời tiếp tục rét kéo dài.
(HBĐT) - Ngày 25/11, tại Nhà văn hoá huyện Kim Bôi. Phòng LĐTB & XH huyện Kim Bôi phối hợp với TW Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi VN, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, tổ chức chương trình trao tặng xe đạp cho học sinh trẻ mồ côi, khuyết tật, nghèo vượt khó vươn lên trong cuộc sống tại huyện Kim Bôi. Tới dự và trao tặng xe đạp có đồng chí Hoàng Diệu Tuyết, Phó chủ tịch TƯ Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mô côi Việt Nam.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT đã được Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam coi trọng với nhiều hoạt động tuyên truyền trực tiếp, gián tiếp; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng công tác BHYT vẫn còn một số mặt hạn chế và không ít khó khăn, thách thức. Để thực hiện thành công mục tiêu BHYT toàn dân, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền được xem là một trong những giải pháp cơ bản.
(HBĐT) - Học sinh, sinh viên (HS-SV) là nhóm đối tượng lớn nên việc tham gia BHYT ở nhóm này có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân. Thực hiện Luật BHYT, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho HS-SV tham gia BHYT. Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí cho HS-SV nghèo, HS-SV dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, xa; HS-SV đang sống tại các Trung tâm Công tác xã hội; HS-SV là thân nhân sỹ quan quân đội, công an, cơ yếu, thân nhân người có công với cách mạng…