(HBĐT) - Đã nhiều năm nay, hàng trăm người dân xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất cho sinh hoạt và sản xuất. Nguyên nhân là do trên địa bàn xã tồn tại một kho thuốc bảo vệ thực vật bị lãng quên nhiều năm. Dù nhiều lần kêu cứu, thế nhưng tình trạng ô nhiễm ở đây vẫn không được xử lý khiến cho nhiều người trong xã mắc bệnh ung thư và số người tử vong ngày một tăng.

 

Những cái chết được báo trước

Không chỉ lo lắng cho hiện tại mà người dân xóm Mỵ Thanh còn trăn trở cho tương lai bởi những căn bệnh quái ác đang từng ngày đe dọa cướp đi sinh mạng của cả người già và trẻ nhỏ. Chung quy lại là cuộc sống ở đây cả không khí, đất và nước đều bị ô nhiễm nặng nề từ kho thuốc bảo vệ thực vật cũ.

Gia đình bà Nguyễn Thị Công sinh được 4 người con thì 2 người con mắc bệnh ung thư. Cả buổi nói chuyện với chúng tôi, bà Công khóc suốt: Nhà tôi ở sát vách kho thuốc sâu, hàng ngày phải hít thở bầu không khí nặng mùi thuốc sâu. Giờ 2 cháu bị bệnh chạy chữa tốn kém nên không có điều kiện chuyển nhà đi nơi khác. Chúng tôi chỉ mong muốn các cấp, các ngành cứu giúp chúng tôi, con cháu chúng tôi có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh.

Khi chúng tôi đến gia đình bà Vũ Thị Huệ, người nhà nói nhỏ là bà đang bị ung thư máu giai đoạn cuối, bệnh viện trả về nhưng gia đình vẫn giấu không nói cho bà biết về tình trạng bệnh của mình. Bà Huệ năm nay ngoài 70 tuổi, trước là công nhân nông trường. Giờ bà chỉ có thể uống thuốc không thể tiêm vì mạch máu vỡ hết, tiêm vào là máu loang ra không cầm được. Mặc dù ban ngày nhưng trong nhà phải bật điện sáng không dám mở cửa vì mùi thuốc sâu bay vào nhà rất nồng nặc…

Biết là nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng bà con nơi đây vẫn phải dùng nước giếng tự đào vì khan hiếm nguồn nước sạch. Sau khi tỉ lệ người bị mắc bệnh đường ruột, bệnh gan, bệnh tiểu đường tăng lên đột biến, bà con mới chuyển sang khu vực khác lấy nước sinh hoạt. Tuy nhiên việc này chỉ mang tính đối phó bởi mầm mống bệnh tật vẫn còn tiềm ẩn trong lối sinh hoạt cũ. Việc ô nhiễm nguồn nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ gia đình. Một số hộ nuôi cá, trồng rau, củ, quả…, khi đem ra chợ bán không ai dám mua vì sợ mắc bệnh. Hiện bà con chỉ trông mong vào sự giúp đỡ của Nhà nước nhằm khắc phục nguồn nước ô nhiễm.

Các hộ gia đình ở Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đều phải đầu tư máy lọc nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất độ ô nhiễm của nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước thực trạng đó, Ban quản lý xóm Mỵ Thanh đã nhiều lần báo cáo, kiến nghị với UBND xã Mỵ Hòa và các cấp có thẩm quyền với mong muốn được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và xử lý diện tích đất bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu tại địa điểm trước đây xây dựng kho. Đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa cho biết:  “Trên địa bàn xóm Mỵ Thanh những năm gần đây xuất hiện nhiều bệnh lạ không rõ nguyên nhân, người dân phải đi xin nước sinh hoạt và cũng không dám dùng nước giếng khoan. Việc xây dựng công trình cấp nước cho xóm Mỵ Thanh đã trở nên cấp bách và hết sức cần thiết và đó thực sự là nguyện vọng thiết tha của người dân xóm Mỵ Thanh nói riêng và xã Mỵ Hòa nói chung. Có như vậy sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn mới ổn định và phát triển”.

Bao giờ hết ô nhiễm

Đồng chí Bùi Duy Hưng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi cho biết: Huyện đã nhận được nhiều đơn, thư phản ánh của nhân dân xóm Mỵ Thanh về tình trạng ô nhiễm môi trường do kho thuốc BVTV cũ trên địa bàn. Huyện đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra xuống xác minh thực tế. UBND huyện cũng có nhiều văn bản đề xuất Sở TN&MT, UBND tỉnh, Công ty nước sạch xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho bà con. Đồng thời đề nghị các cấp có thẩm quyền có phương án xử lý môi trường, xử lý triệt để kho thuốc trừ sâu nhưng đến nay, việc xử lý ô nhiễm môi trường và xây dựng đường nước sạch vẫn chưa được thực hiện.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 816/UBND-NNTN ngày 16/8/2013 về việc xử lý ô nhiễm kho thuốc BVTV cũ tại xã Mỵ Hòa, ngày 15/11/2013, Sở KH&ĐT chủ trì buổi làm việc với thành phần tham gia gồm đại diện các Sở NN&PTNT, Tài chính, UBND huyện Kim Bôi, UBND xã Mỵ Hòa và xóm Mỵ Thanh. Tại buổi làm việc đã thống nhất một số giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường từ kho thuốc BVTV tại xóm Mỵ Thanh trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho xóm.

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, thực hiện Văn bản số 1480/UBND-NNTN ngày 6/12/2013 của UBND tỉnh “về việc xử lý ô nhiễm tại kho thuốc BVTV và xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tại xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa”, Sở NN&PTNT đã giao cho Trung tâm NS&VSMT nông thôn làm đại diện chủ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt xóm Mỵ Thanh. Công trình đã được giao dự toán chi tiết tại Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 của UBND tỉnh, kinh phí được phân bổ 500 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2015 là năm cuối thực hiện chương trình MTQG NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015 nên nguồn vốn được phân bổ cho chương trình năm 2015 chỉ đủ để bố trí thanh toán cho các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2014. Do đó, công trình nước sạch của xóm Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa chưa có nguồn kinh phí phân bổ để khởi công xây dựng.

Có lẽ do quá bức xúc với tình trạng “sống chung” với hóa chất độc hại đã kéo dài hàng chục năm qua, trưởng thôn Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ: “Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là các chủ trương, chính sách của Nhà nước sớm được thực thi, có như vậy, sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn mới ổn định và phát triển”.

Dựa trên việc khảo sát thực tế cũng như kết quả lấy mẫu phân tích tại khu vực ô nhiễm thôn Mỵ Thanh chia thành 2 nhóm đất cần xử lý, trong đó nhóm 1 có nồng độ trên 0,5 mg/kg, phần đất này bao gồm diện tích nền kho chứa thuốc và phần diện tích ở hố chôn, phần này có diện tích 100 m2 ở độ sâu 2 m. Nhóm 2 có nồng độ dưới 0,5 mg/kg, phần này bao gồm phần đất xung quanh kho chứa thuốc và xung quanh hố chôn có diện tích 400 m2 ở độ sâu 1 m. Ngành TN&MT đã đưa ra 2 phương án để thu gom và xử lý triệt để hóa chất tồn lưu dạng lưu kho hay chôn lấp với đất ô nhiễm ở mức cao là bốc đốt và công nghệ xử lý tại chỗ với tổng chi phí khoảng 24 tỷ đồng.

Dựa trên việc khảo sát thực tế cũng như kết quả lấy mẫu phân tích tại khu vực ô nhiễm xóm Mỵ Thanh chia thành 2 nhóm đất cần xử lý, trong đó, nhóm 1 có nồng độ trên 0,5 mg/kg, phần đất này bao gồm diện tích nền kho chứa thuốc và phần diện tích ở hố chôn, có diện tích 100 m2 ở độ sâu 2 m. Nhóm 2 có nồng độ dưới 0,5 mg/kg, bao gồm phần đất xung quanh kho chứa thuốc và xung quanh hố chôn có diện tích 400 m2 ở độ sâu 1 m. Ngành TN&MT đã đưa ra 2 phương án để thu gom và xử lý triệt để hóa chất tồn lưu dạng lưu kho hay chôn lấp với đất ô nhiễm ở mức cao là bốc đốt và công nghệ xử lý tại chỗ với tổng chi phí khoảng 24 tỷ đồng.

 

 

                                                                                 Đinh Thắng

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục