(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại khoa Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vào một ngày giao mùa. Những hạt mưa cuối xuân càng làm cho không khí âm u hơn. Đây cũng là thời điểm khiến những người bệnh bị viêm đường hô hấp, viêm phổi, hen mạn tính trở bệnh nặng hơn.

 

Bác sĩ Nguyễn Trí Thành, Trưởng khoa Lao và bệnh phổi cho biết: Hàng năm cứ vào mỗi dịp giao mùa, bệnh nhân nằm điều trị tại khoa lại tăng. Hiện nay, người bệnh đến điều trị chủ yếu là các bệnh về viêm đường hô hấp như: lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản, hen xuyễn… Khá đông người bệnh đang điều trị tại khoa là nữ, trong đó hầu hết họ đều có người nhà hút thuốc lá, thuốc lào. Một số người bệnh nữ ở nông thôn còn có thói quen hút thuốc lào hàng ngày. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi và các bệnh phổi khác.

 

Hệ thống hô hấp của con người có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Khi khói thuốc vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ là quá trình lọc ở mũi. Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi. Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì càng nhanh gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp so với những người hút thuốc muộn. Hút thuốc và hút thuốc thụ động liên quan tới 90% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bên cạnh đó, khói thuốc cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, nguy cơ viêm đường hô hấp như viêm phổi, bệnh cúm ở người hút thuốc cao hơn so với người không hút thuốc.

 

Chị Bùi Thị Phượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) có chồng hút thuốc hơn 30 năm. Mấy năm trở lại đây, mỗi khi trở trời chị lại lên cơn khó thở, nhiều đêm không thể ngủ vì những trận ho kéo dài. Đến cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, chị được xác định bị bệnh hen và suy hô hấp mạn tính. Chị tâm sự: Chồng tôi hút thuốc lâu rồi nhưng tôi không biết làm sao để anh ấy bỏ được thuốc lá. Không chỉ tôi bị bệnh mà ngay cả sức khỏe của anh cũng ngày một yếu đi.

 

Mỗi năm, nước ta có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Hiện nay, gánh nặng bệnh tật các bệnh không truyền nhiễm, trong đó một trong những nguyên nhân là từ khói thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng. Theo tổ chức Y tế thế giới, 75% ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm.

 

Bác sĩ Thành cho biết thêm: Bỏ thuốc lá mang lại lợi ích lớn đối với bệnh nhân bị bệnh. Trong hầu hết các trường hợp, nếu tiếp tục hút thuốc sẽ làm tăng nhanh mức độ trầm trọng của bệnh như hen, ung thư phổi… bỏ thuốc giúp giảm tỷ lệ suy giảm chức năng phổi và giảm ho đối với người bị bệnh viêm phế quản mạn tính. ở những người trẻ mới hút thuốc chức năng hoạt động của phổi sẽ tăng sau khi bỏ thuốc”.

 

 

                                                            Hồng Dung

                                             (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục