(HBĐT) - Ngày 3/3/2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 01 về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh.
Đến thời điểm này cả nước xảy ra 7 ổ dịch cúm gia cầm cúm A/H5N1 và A/H5N6 tại các tỉnh:
Để chủ động ngăn chặn và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút khác xâm nhập vào địa bàn; đồng thời hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm của vi rút cúm, giảm thiểu thiệt hại kinh tế của ngành chăn nuôi. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng, chính quyền cơ sở về sự nguy hiểm của dịch cúm A/H7N9 và các chủng cúm vi rút gia cầm khác, các dấu hiệu nhận biết gia cầm nghi mắc bệnh cúm; người tiêu dùng chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm soát thú y để sử dụng làm thực phẩm, không được buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, các sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng vào trong nước tiêu thụ.
2. Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật theo Quyết định số 16/2016/QĐ -TTg ngày 29/4/2016, Thủ tướng Chính phủ, chủ động mọi nguồn lực để có thể ứng phó với cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm độc lực cao khác; các địa phương rà soát lại, bổ sung, xây dựng “Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người”.
3. Chủ động thành lập các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc cơ sở trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch gia súc, gia cầm đặc biệt tại các khu vực trọng điểm chăn nuôi, buôn bán gia cầm, nơi có ổ dịch cũ và có nguy cơ phát sinh dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch để xử lý kịp thời.
4. Tăng cường hoạt động kiểm soát liên ngành, hỗ trợ ngành thú y trong công tác kiểm dịch; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định;thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực có bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm.
5. Thực hiện tốt nội dung Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 30/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia sức, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2017.
(HBĐT) - Ngày 1/3, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác y tế và cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại trung tâm y tế huyện Mai Châu. Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Sở y tế, Sở tài chính, Sở Lao động thương binh và xã hội, BHXH tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Sơn có 2 trường hợp tử vong có biểu hiện bệnh dại. Tiêm phòng vắc xin dại trên đàn chó chưa đạt yêu cầu trong nhiều năm liên tiếp dẫn đến nguy cơ bệnh dại thường trực xảy ra. Kể từ năm 2015 đến nay, với nhiều chủ trương, biện pháp được triển khai, bệnh dại đã được kiểm soát và ngăn chặn.
(HBĐT) - Trong những năm qua, xã Yên Lạc (Yên Thủy) đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ CSSKSS-KHHGĐ tới những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, công tác DS/KHHGĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng sinh con thứ 3 diễn ra. Chính vì vậy, năm 2016, xã Yên Lạc đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sinh con thứ 3 trở lên.
(HBĐT) - Ngày 28/02, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dự phòng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo sở Y tế, lãnh đạo các đơn vị y tế thuộc hệ dự phòng tuyến tỉnh và các huyện thành phố.
(HBĐT) - Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ tháng 1/2017 đến nay, tại Trung Quốc đã ghi nhận 109 trường hợp bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9, trong đó có tỉnh Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam. Thông tin từ Cục Thú y, trong nước xảy ra 6 ổ dịch cúm gia cầm cúm A/H5N1, A/H5N6 tại các tỉnh: Nam Định, Đồng Nai, Sóc Trăng và Quảng Ngãi. Ngay khi có công điện của Bộ NN & PTNT vào trung tuần tháng 2 về tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam, tỉnh ta đã có văn bản chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp phòng – chống dịch cúm gia cầm và ngăn ngừa cúm A/H7N9 trên địa bàn.
Ngày 27- 2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông báo cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát hiện một số thay đổi về độc lực của virus cúm A/H7N9 đối với gia cầm.