(HBĐT) - Theo tạp chí Y học Thực hành của Bộ Y tế, thuốc lá đối với người có sức khỏe tốt gây ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, đối với người nhiễm HIV, tác hại của thuốc lá tăng lên rất nhiều lần.

 

Từ trước đến nay, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa thuốc lá và nhiễm HIV cho thấy, hút thuốc lá làm hạn chế thành công của điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho người nhiễm HIV.

 

Cán bộ y tế  Phòng Khám ngoại trú, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cho bệnh nhân nhiễm H.

 

Các nhà khoa học cho rằng, hút thuốc lá làm giảm các tác dụng vốn có của   thuốc ARV trong quá trình  điều trị. Ngược lại làm tăng tác dụng phụ của ARV, làm giảm lượng tế bào CD4 và làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng cơ hội. Hút thuốc lá gây hại cho mạch máu dẫn đến các tổn thương nhỏ trong miệng,   làm dễ lây nhiễm HIV cho người khác.

 

Mặc dù mọi người đều biết, hút thuốc lá là một thói quen rất nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng nghiện thuốc lá trong nhóm những người nhiễm HIV dường như đang gia tăng nhiều hơn so với những người không  nhiễm HIV.

 

Trong những năm trước đây, nhiều người nhiễm HIV đã không lo ngại về những bệnh hiểm nghèo do hút thuốc lá gây nên bởi họ nghĩ rằng, họ không thể sống đủ lâu để mắc các bệnh đó. Nhưng nay, tình hình đã thay đổi. Người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn, sống khỏe hơn, do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người nhiễm HIV cần hiểu được tác hại lâu dài của thuốc lá làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ, tốt nhất là dừng hút thuốc lá.

 

Vậy người nhiễm HIV /AIDS cần làm gì để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình? Trước hết, người nhiễm HIV phải cố vượt qua mọi bi quan, buồn chán, mặc cảm, đừng quá hoang mang lo sợ, căng thẳng về mặt tinh thần. Tìm ngay đến các chuyên     gia tư vấn để được hỗ trợ về tâm lý, tìm hiểu kiến thức  về HIV /AIDS để tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho  mình và phòng lây nhiễm cho người khác.

 

Người nhiễm cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, an toàn. Thực đơn trong ngày phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như: tinh bột, chất đạm, chất béo, đậu, đỗ, rau, củ, quả. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn như: gỏi sống, tiết canh, thịt tái… vì các loại thức ăn này dễ làm rối loạn hoặc gây một số biến chứng ở hệ tiêu hóa.

 

Bệnh nhân không được  tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi thăm khám tổng quát, làm các xét nghiệm máu và quá trình theo dõi diễn biến của bệnh. Phải tuân thủ điều trị ARV một cách tuyệt đối, uống đúng giờ giấc, đúng  liều lượng.

Nên dùng riêng một số đồ dùng cá nhân có thể dính các dịch sinh học hoặc máu như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo, bơm kim tiêm... Nếu có quan hệ tình dục phải luôn nhớ sử dụng bao cao su.

 

Trong đó, một phần không kém quan trọng là không nên hút thuốc lào, thuốc lá bởi nó rất có hại cho sức khỏe và làm cho các bệnh cơ hội, các bệnh về đường hô hấp dễ dàng tấn công hơn.

 

                                                   Minh Thủy (TH)

                                   (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)    

 

 

Các tin khác


Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 24,5%

(HBĐT) - Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 79.300 trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi gần 20.000 trẻ, chiếm 24,5% (trung bình toàn quốc 24,6%), tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên 13.000 trẻ, chiếm 17% (toàn quốc 14,1%). Hiện, trên 20% xã trên tỉnh có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trong đó thể nhẹ cân có 4 xã, cao nhất xã Tân Minh (Đà Bắc) 26,3%; thể thấp còi có 65 xã, cao nhất xã Thượng Tiến (Kim Bôi 32,1%). Tỷ lệ trẻ em có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trong tỉnh, đặc biệt tại các xã đặc biệt khó khăn.

Điều trị methadone cho trên 100 bệnh nhân

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH, trong quý I /2017, hoạt động sự nghiệp về chữa bệnh, cai nghiện phục hồi; quản lý sau cai và điều trị methadone tại các trung tâm tiếp tục được duy trì ổn định.

Thành phần và độc tính của khói thuốc lá

(HBĐT) - Theo tài liệu của Vinacosh (Chương trình phòng - chống tác hại thuốc lá Quốc gia - Bộ Y tế), trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây bệnh ung thư, chất gây nghiện và các chất gây độc và chia ra làm 4 nhóm chính:

Thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

(HBĐT) - Thực hiện BHYT toàn dân là chính sách an sinh xã hội quan trọng nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện tinh thần trách nhiệm “mình vì mọi người”. Trong những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để đạt mục tiêu BHYT toàn dân.

Xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch – đẹp

(HBĐT) - “Mục tiêu đặt ra đối với trạm y tế xã là toàn bộ khuôn viên trạm, các buồng bệnh, nhà vệ sinh, đường đi đều sạch sẽ; có đầy đủ nước ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh; có đủ bồn rửa tay, xà phòng, dung dịch rửa tay cho người bệnh, người nhà người bệnh và cán bộ y tế; việc phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế được thực hiện theo quy định.

Triển khai mô hình xử lý lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh và Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em

(HBĐT) - Ngày 17/3, Sở Y tế phối hợp với dự án Childfund tổ chức hội thảo “Triển khai mô hình xử lý lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI) và Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em”. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng đối với bà mẹ và trẻ em miền núi”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở y tế, tổ chức Childfund, Bệnh viện đa khoa tỉnh, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, trung tâm y tế các huyện thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục