(HBĐT) - Nhiều người hiểu rau an toàn là loại rau không phun thuốc sâu. Nhiều người trong quá trình lựa chọn rau thường chọn lại xấu mã hoặc chọn những mớ rau có sâu còn sống vì cho rằng đó là rau an toàn, rau không phun thuốc. Hiểu biết về rau an toàn như vậy là quá đơn giản và không đầy đủ

Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì là rau đảm bảo VSATTP (gọi tắt là rau an toàn).
 
Trong rau an toàn, các chất sau đây không được vượt mức tiêu chuẩn cho phép: 1 - Dư lượng hóa chất BVTV, 2 - Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, 3 - Dư lượng đạm nitrat (NO3), 4 - Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, kẽm, đồng). Tiêu chuẩn thứ 3 và 4 là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư, nó không gây tác hại tức thời mà tích lũy nhiễm độc theo thời gian. Tiêu chuẩn 1- 2 thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý hoặc dùng phân tươi để bón cho rau dẫn đến ngộ độc đồng loạt hoặc gây tiêu chảy, tiêu chảy cấp cho người sử dụng.
 
Việc sản xuất rau an toàn đòi hỏi yêu cầu khắt khe, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định về đất trồng, nước tưới, thực hiện nghiêm ngặt quy trình gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm. Người tham gia sản xuất cũng phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật hoặc đào tạo qua lớp IPM trồng rau.
 
Sử dụng rau an toàn là nhu cầu bức thiết đối với người tiêu dùng. Để sản phẩm rau ngày càng trở nên an toàn, người trồng rau cần tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc trong quá trình sản xuất, không vì lợi nhuận mà làm ẩu. Có như vậy, chất lượng sản phẩm rau, củ, quả xanh trên thị trường mới được cải thiện, đảm bảo ATTP, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc đáng tiếc.

 

                                            B.M (tổng hợp)

 


Các tin khác


Ngành y tế khắc phục sau lũ, sạt lở đất

(HBĐT) - Đến thời điểm này, các cấp ngành và địa phương trong toàn tỉnh đang gấp rút khắc phục những hậu quả do mưa lũ, sạt lở đất gây ra nhằm nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân. Trong đó, công việc phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ của ngành y tế cũng khẩn trương hơn, quyết liệt hơn với mục tiêu: Không để dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ.

Nhiệt độ tại khu du lịch Mẫu Sơn giảm còn 11,6 độ C

Lúc 7 giờ sáng 16-10, do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ tại khu du lịch Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giảm xuống còn 11, 6 độ C; kèm theo mưa 13,0mm, gió đông bắc cấp 5.

Ngày mai Bắc Bộ trở lạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay, 15-10, ở phía bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía nam. Dự báo, đêm nay không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền bắc nước ta.

Xử lý dịch bệnh và môi trường sau mưa lũ

(HBĐT) - Ngay sau khi mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn toàn tỉnh trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, đánh giá xử lý môi trường và nước tại vùng lũ lụt và sạt lở đất.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng gia tăng

Trong 2 tuần gần đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại nhiều địa phương như Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa, Nghệ An… Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng có quanh năm và thường tăng mạnh vào thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-10.

Cửa hàng đầu tiên cung cấp thực phẩm theo chuỗi liên kết: Góp phần giải tỏa “cơn khát” thực phẩm sạch

(HBĐT) - Hiện nay, thực trạng vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP vẫn diễn biến phức tạp, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng ATTP còn lưu thông trên thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, người sản xuất ra sản phẩm an toàn khó cạnh tranh về giá, không phân biệt được sản phẩm an toàn và không an toàn khiến người tiêu dùng mất lòng tin khi sử dụng thực phẩm nói chung, sản phẩm nông, lâm, thủy sản nói riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục