Trong 2 tuần gần đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại nhiều địa phương như Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa, Nghệ An… Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng có quanh năm và thường tăng mạnh vào thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-10.
Tính từ đầu đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 70.000
ca mắc tay chân miệng, trong đó khoảng 30.000 ca nhập viện, tăng 9,2% so cùng
kỳ năm 2016.
Ở Hà
Nội, số ca mắc tay chân miệng cũng đang tăng nhanh trong vài tuần gần đây, tính
từ đầu năm đến ngày hết tuần đầu tháng 10 đã ghi nhận 450 trường hợp mắc tay
chân miệng, phân bố rải rác tại các quận, huyện, thị xã.
Ông
Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dự báo, thời gian tới, tình hình
bệnh tay chân miệng có thể sẽ diễn biến phức tạp, khả năng phát triển thành
dịch và lan rộng trên địa bàn nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời.
Ở
Cần Thơ, tính từ đầu năm 2017 đến nay, số trẻ mắc bệnh cũng tăng 13,5% so với
cùng kỳ năm trước. Tại Nghệ An, theo báo cáo của BV Sản Nhi Nghệ An, chỉ trong
10 ngày đầu tháng 10, BV đã tiếp nhận 809 bệnh nhi đến khám và điều trị bệnh
tay chân miệng, tỉnh Khánh Hòa cũng đã ghi nhận trên 1.200 bệnh nhân mắc tay
chân miệng.
Ông
Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, bệnh tay chân miệng là
bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ
và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu vệ sinh
không đảm bảo. Bệnh thường gia tăng mạnh từ tháng 3-5 và tháng 9-10.
Dấu
hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ
yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có
thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ
tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Trước
tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng ở nhiều địa phương, Bộ Y tế đã
có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị quan tâm triển khai chống
dịch, đồng thời tiếp tục đưa ra khuyến cáo người dân về phòng chống bệnh tay
chân miệng. Hiện nay, bệnh chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu.
Để
chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần rửa
tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi
ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ... Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn
tay, vật dụng ăn uống chưa được khử trùng. Không cho trẻ tiếp xúc với người
bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
TheoBaochinhphu
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng chăm sóc sức khỏe cho học sinh dự án năm 2017, chiều ngày 7/10, tổ chức GNI (Hàn Quốc) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thanh thiếu niên tỉnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức chương trình "khám sức khỏe cho học sinh dự án năm 2017” cho gần 1.500 trẻ em trên địa bàn thành phố.
Ngày 05/10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh triển khai Kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2017-2018 tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Đà Bắc có 4 trường THCS bán trú, 21 trường mầm non bán trú, còn lại các trường học là bếp ăn bán trú. Là huyện có nhiều xã vùng sâu, vùng xa nên việc đảm bảo VSATTP còn nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU, ngày 17/8/2007 và Kết luận số 43-KL/TU, ngày 11/5/2012 của BTV Tỉnh uỷ về "tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác chăm sóc nạn nhân chất độc Da cam/dioxin” (NNCĐDC), BTV Thành uỷ Hoà Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện những nội dung của Chỉ thị tới các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, Hội quần chúng trên địa bàn thành phố; xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị trong toàn Đảng bộ. Đồng thời, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, phường căn cứ tình hình của từng đơn vị lồng ghép quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần nội dung Chỉ thị số 20-CT/TU và Kết luận số 43-KL/TU. Qua đó nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn viên, hội viên và nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Hội NNCĐDC/dioxin được nâng lên; tạo điều kiện cho hội phát huy tinh thần chủ động, hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật nhằm khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin, góp phần chia sẻ những nỗi đau do hậu quả của chất độc da cam để lại.
Khẩn trương tiêu hủy toàn bộ số heo bị tiêm thuốc an thần tại cơ sở giết mổ Xuyên Á, huyện Củ Chi, không chờ đào thải thuốc rồi đưa vào giết mổ vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ tồn dư thuốc và nguy cơ bệnh lở mồm long móng.
(HBĐT) - Xác định BHYT là chính sách lớn, có vai trò quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, những năm qua, mặc dù kinh tế của tỉnh ta còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của các sở, ban ngành, sự chung tay của các tổ chức KT-XH, chính sách BHYT cho các đối tượng thuộc diện Nhà nước đảm bảo được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, góp phần vào nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.