(HBĐT) - Nỗ lực trong việc "tăng thu, giảm nợ”, phát triển đối tượng tham gia BHXH đã được BHXH huyện Mai Châu chỉ đạo quyết liệt từ nhiều năm nay bằng cách thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH. Tuy nhiên, thực tại cho thấy một số đơn vị, doanh nghiệp còn nợ đọng tiền BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và kế hoạch thu của cơ quan BHXH.

Theo thống kê tính đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện Mai Châu có 27 đơn vị nợ BHXH trên 3 tháng, đến quý III/2017, số doanh nghiệp nợ BHXH giảm còn 16 đơn vị với tổng số nợ hơn 626 triệu đồng, trong đó nhiều đơn vị, doanh nghiệp nợ kéo dài nhiều tháng như Công ty CP đầu tư Lâm Thắng (nợ 41 triệu đồng) 92 tháng; Công ty Phú Lộc (nợ 101 triệu đồng) 68 tháng; Công ty TNHH Xuân Thấu Hòa Bình (trên 98 triệu đồng) 71 tháng… Nguyên nhân dẫn đến nợ của các đơn vị sử dụng lao động chủ yếu là hoạt động sản xuất - kinh doanh không hiệu quả, một số đơn vị ngừng hoạt động hay trường hợp của Công ty Xuân Thấu Hòa Bình, chủ doanh nghiệp đã chết, chưa kịp ủy quyền cho người khác, gây chậm trễ cho việc thu BHXH.

Một vướng mắc nữa trong việc thu BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, do người lao động không muốn trích lương đóng bảo hiểm, chưa hiểu rõ về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm nên chưa đăng ký tham gia mặc dù doanh nghiệp, BHXH huyện đã tuyên truyền, vận động. Cụ thể như Công ty Hapaco Đông Bắc, Công ty Quốc Đại đã phải làm cam kết riêng với người lao động không tham gia bảo hiểm. Để khi các cơ quan chức năng đến kiểm tra có bằng chứng đối chiếu.

Để giải quyết tình trạng trên, song song với việc đốc thu, giảm nợ đọng theo chỉ đạo của BHXH tỉnh, BHXH huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể. Trước hết là phối hợp, tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch đôn đốc, thu nợ, kiểm tra liên ngành về thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động nhằm xác định được các đơn vị nợ đọng, vi phạm thực hiện đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, theo đó phải chủ động nắm bắt, theo dõi riêng các đơn vị nợ đọng, nợ kéo dài, nợ khó đòi. Hàng tháng phân tích tình trạng nợ, nhất là đối với các đơn vị nợ kéo dài, chủ động làm việc trực tiếp với chủ sử dụng lao động đơn vị nợ đọng để nắm được nguyên nhân, tìm giải pháp để có các biện pháp đôn đốc hợp lý. Bên cạnh đó, theo dõi thường xuyên, cập nhật tiến độ thu, tiến độ khai thác đối tượng, các bất cập và khó khăn trong quá trình thực hiện thu nợ để báo cáo lãnh đạo UBND huyện, các ngành liên quan có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Đồng chí Hà Thị Dương, Giám đốc BHXH huyện Mai Châu cho biết: Để hạn chế nợ đọng và các vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN, hiện nay, BHXH huyện đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT cho người lao động. Chỉ đạo các bộ phận chức năng quyết liệt thực hiện đôn đốc, thu nợ, đặc biệt là đơn vị nợ đọng số lượng nhiều và kéo dài. Phối hợp chặt chẽ với phòng, ban liên quan triển khai kế hoạch đôn đốc thu nợ đối với các doanh nghiệp. Phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh tra các đơn vị sử dụng lao động việc thực hiện pháp luật BHXH, BHYT; kiên quyết xử phạt và truy thu đối với những đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.


                                                                                   Đồng Hương


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục