(HBĐT) - Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Sơn cho biết: Theo thống kê của huyện, tính đến tháng 12/2016, toàn huyện có 23.066 người dân tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 71,13% tổng dân số của huyện, chủ yếu là đối tượng bắt buộc. Các đối tượng tham gia tự nguyện chỉ chiếm 16%. Để phấn đấu đảm bảo tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân đạt 95% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đề ra. Đặc biệt, để thực hiện kế hoạch xây dựng và triển khai mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT – vì sức khoẻ gia đình” của Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2017, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn đã triển khai thực hiện với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực.
Hội LHPN Kỳ Sơn tổ chức hội nghị đối thoại chính sách, pháp luật về BHYT toàn dân cho hội viên phụ nữ và người dân tại xã Mông Hóa.
Dân Hoà là xã có tỷ lệ hộ gia đình tham gia BHYT
thấp (61%). Chính vì vậy, Hội LHPN huyện chọn xã Dân Hoà để thành lập mô hình
điểm của huyện. Qua khảo sát, Hội LHPN huyện chọn xây dựng mô hình tại xóm Đễnh
với 20 thành viên là hội viên phụ nữ tham gia. Mô hình được thành lập ngày 13/6/2017,
hoạt động trên cơ sở mỗi thành viên đóng góp từ 100.000 - 200.000 đồng /tháng
để giúp chị em mua BHYT. Với đặc thù là địa bàn nông thôn nên cách làm của nhóm
rất linh hoạt, không thu tiền một lần mà thu rải nhiều lần cho chị em đỡ khó
khăn. Mô hình đã ưu tiên chị em chưa mua bảo hiểm và chị em có hoàn cảnh khó
khăn, ốm đau đột xuất được hỗ trợ mua bảo hiểm trước.
Gia đình chị Bùi Thị Lệ, ở xóm Đễnh ra ở riêng năm
2011. Do kinh tế còn nhiều khó khăn, việc bỏ ra một khoản tiền mua BHYT tự
nguyện cho cả gia đình không phải chuyện đơn giản. Nhờ tham gia mô hình "Phụ nữ
tiết kiệm giúp nhau mua BHYT - vì sức khỏe gia đình” mà khó khăn của gia đình
chị đã được tháo gỡ. Ngay trong tháng đầu tham gia mô hình, gia đình chị Lệ
được nhóm ưu tiên hỗ trợ mua BHYT. Chị
Lệ cũng đóng thêm 100.000 đồng để mua BHYT cho chồng. Có BHYT, gia đình chị đã
yên tâm, chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia
đình.
Gia đình chị Nguyễn Kiều Oanh cũng là một trong những
hộ tham gia mô hình điểm của xóm Đễnh. Chị Oanh cho biết: Theo quy định hiện
hành, để tham gia BHYT hộ gia đình, gia đình tôi phải mua 4 thẻ BHYT tự nguyện
với số tiền gần 2 triệu đồng. Nhờ tham gia mô hình "Phụ nữ tiết kiệm giúp nhau
mua BHYT - vì sức khỏe gia đình”, tôi được hỗ trợ 1, 5 triệu đồng mua BHYT cho
cả nhà.
Thấy rõ lợi ích đem lại, từ mô hình điểm của xóm Đễnh,
đến cuối năm 2017, Hội LHPN xã Dân Hòa đã nhân rộng được 6 mô hình với hơn 100
thành viên tham gia. Sau gần 6 tháng triển khai đã giúp 395 hội viên mua BHYT
tự nguyện cho cả gia đình, góp phần nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT của xã
từ 61% lên trên 86%, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của
xã.
Cùng với xã thực hiện mô hình điểm, Hội LHPN huyện Kỳ
Sơn triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng tỷ lệ hội viên, gia đình
hội viên mua BHYT như: tổ chức hội nghị đối thoại về chính sách, pháp luật BHYT
toàn dân giữa ngành BHXH, y tế, lãnh đạo
Đảng ủy, UBND xã với các bí thư chi bộ, trưởng xóm, hội viên phụ nữ của xã Mông
Hóa; tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về BHYT với trên 500 hội viên
tham gia…
Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện chia
sẻ thêm: Do đời sống kinh tế của nhiều chị em còn khó khăn nên chưa quan tâm
đến việc chăm sóc sức khỏe. Có người cũng ý thức được việc mua BHYT là cần
thiết nhưng không có điều kiện tham gia. Từ khi thực hiện mô hình góp vốn,
nhiều chị em đã được mua BHYT để thường xuyên đi khám bệnh, nhận thuốc miễn
phí. Nhờ vậy, khi phát động mô hình góp vốn xoay vòng mua BHYT, chị em nhiệt
tình hưởng ứng.
Hiện, mô hình được nhân rộng đến 10 xã, thị trấn trong
huyện. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn huyện đạt 76,76% (số liệu tính đến
cuối năm 2017), tăng khoảng 5% so với năm 2016.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Ngày 22/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khởi động lại đơn nguyên chạy thận nhân tạo tại khoa Điều trị tích cực với 12 máy lọc thận.
(HBĐT) - Hơn 20 năm qua, ở xóm Chằng Trong, xã Đông Phong (Cao Phong) không có cặp vợ chồng nào sinh con thứ ba, dù không ít cặp vợ chồng sinh con một bề. Nhờ đó mà con cái của bản Mường này được nuôi dạy thành người, kinh tế các hộ gia đình ngày một phát triển.
Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Hòa Bình đã ra thông báo về việc đính chính quyết định truy tố với bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ chạy thận nhân tạo làm tám người tử vong tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Theo đó, bác sĩ Lương bị truy tố với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Và đến nay, Bộ Y tế không có đề nghị nào miễn truy cứu trách nhiệm hình sự với bác sĩ Lương như thông tin trên mạng xã hội. Đây là hai nội dung quan trọng được Bộ Y tế cung cấp thông tin cho báo chí vào chiều 21-3.
(HBĐT) - Công tác vận động nữ CNVC-LĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã được Ban Thường vụ (BTV) Công đoàn Viên chức tỉnh quan tâm chỉ đạo sâu rộng. Các công đoàn cơ sở đã nỗ lực thực hiện và đạt được nhiều kết quả cao trong nhiều năm qua.
(HBĐT)) - Với số lượng xe gắn máy gia tăng nhưng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia giao thông còn kém; sự hiểu biết về bảo hộ trong lao động có những hạn chế… Điều này đi đôi với việc chấn thương cột sống và tủy sống cũng ngày một gia tăng theo.
(HBĐT) - Từ năm 2013 - 2017, tỉnh Hòa Bình ghi nhận 10.393 trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại và 16 ca tử vong do bệnh dại (trung bình 3, 2 ca tử vong/năm). Hầu hết các ca tử vong đều do bị chó cắn, không được điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Điều đáng quan tâm là đến nay chưa có thuốc đặc trị bệnh dại khi bệnh nhân đã phát bệnh.