(HBĐT) - Từ năm 2013 - 2017, tỉnh Hòa Bình ghi nhận 10.393 trường hợp điều trị dự phòng bệnh dại và 16 ca tử vong do bệnh dại (trung bình 3, 2 ca tử vong/năm). Hầu hết các ca tử vong đều do bị chó cắn, không được điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Điều đáng quan tâm là đến nay chưa có thuốc đặc trị bệnh dại khi bệnh nhân đã phát bệnh.


Tiêm phòng cho chó, mèo là cách tốt nhất để phòng bệnh dại. ảnh chụp tại phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình.

 

Theo thống kê, năm 2017 không ghi nhận ca tử vong do dại. Tuy nhiên, ngay tháng đầu tiên của năm 2018, tỉnh ta đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong dại tại xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Đồng thời ghi nhận sự gia tăng về số lượng người điều trị dự phòng bệnh dại tại phòng tiêm Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Điều trị dự phòng bệnh dại từ đầu năm đến ngày 27/1/2018 ghi nhận 105 trường hợp, tăng 80 trường hợp so với tháng 12/2017 (25 ca), tập trung nhiều tại các huyện: Kỳ Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình. Đặc biệt, từ ngày 22 - 27/1/2018 ghi nhận 52 trường hợp đến tiêm vắc xin phòng dại do bị chó cắn. Trong đó theo lời kể của một bệnh nhân, huyện Đà Bắc có 5 con chó chạy rông mất tích, trên 10 con chó chết do ốm hoặc có các biểu hiện bất thường và bị đập chết.

Đồng chí Trần Thị ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Bệnh dại là một trong những bệnh nguy hiểm, bởi đến nay chưa có thuốc đặc trị. Do đó khi bệnh khởi phát, tỷ lệ tử vong rất cao. Dự báo trong thời gian tới, trên địa bàn tỉnh sẽ có diễn biến phức tạp nếu không có các biện pháp dự phòng quan trọng để giảm thiểu số người tử vong do bệnh dại, bao gồm: quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin cho chó, điều trị dự phòng cho người sau phơi nhiễm vi rút dại.

Để đảm bảo công tác giám sát và phòng, chống bệnh dại, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đề nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh trên gia súc để chủ động có biện pháp phòng, chống các bệnh dịch lây từ động vật sang người; tiếp tục phối hợp, duy trì thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình bệnh dại. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã gửi công văn đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh thực hiện một số nội dung như: tham mưu UBND huyện, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn. Chỉ đạo các bộ phận liên quan, trạm y tế tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp phơi nhiễm dại tại cộng đồng, đến các thôn, xóm, hộ gia đình; lập danh sách người bị chó, mèo cắn hoặc tiếp xúc... để quản lý, tư vấn, tuyên truyền, vận động đến cơ sở y tế khám và tiêm vắc xin phòng bệnh dại sớm, tuyệt đối không được chữa bệnh dại bằng thuốc nam. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát, phát hiện và thông báo cho chính quyền cơ sở, cơ quan thú y và y tế về các trường hợp chó, mèo, động vật nghi mắc bệnh dại để kịp thời xử lý. Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông học đường về phòng, chống bệnh dại. Phối hợp với trạm chăn nuôi và thú y theo dõi chặt diễn biến của dịch bệnh trên súc vật để có kế hoạch tuyên truyền, phòng chống dại trên người kịp thời. Thực hiện điều tra và giám sát các ca bệnh tử vong do dại. Đảm bảo lượng vắc xin, hoạt động của các điểm tiêm phòng dại trên địa bàn. Thường xuyên báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về tình hình bệnh dại, các hoạt động phòng, chống đã triển khai tại địa phương. Xây dựng kế hoạch truyền thông phòng, chống bệnh dại, tăng cường hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức, phù hợp với từng địa phương một cách chủ động, thường xuyên.

Để phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn, người dân cần xối rửa kỹ các vết cắn, cào trong 15 phút với nước và xà phòng hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 700 hoặc cồn i -ốt để giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại.


                                      V.L

 


 


Các tin khác


Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP).

BCĐ Chương trình điều trị Methadone tỉnh kiểm tra công tác điều trị Methadone tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 6/3, BCĐ Chương trình điều trị Methadone tỉnh kiểm tra công tác điều trị Methabone các chất gây nghiện dạng thuốc phiện tại cơ sở cai nghiện ma túy số 2, huyện Lạc Sơn. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trường Ban chỉ đạo Chương trình điều trị Methadone tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở y tế, Sở LĐTB&XH và UBND huyện Lạc Sơn.

Huyện Lạc Thủy: 1.225 học sinh chưa tham gia BHYT bắt buộc

(HBĐT) - Theo thống kê, năm học 2017-2018, huyện Lạc Thủy có 2.453 học sinh các cấp nhưng chỉ có 1.748 học sinh tham gia BHYT bắt buộc (712 học sinh tham gia đóng BHYT, 921 học sinh tham gia theo diện ưu tiên). Còn 1.225 học sinh chưa tham gia BHYT, chiếm 49% số học sinh đang theo học.

Ngành Y tế huyện Lạc Sơn ổn định hoạt động sau sáp nhập

(HBĐT) - Thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT– BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Nội vụ, Bệnh viện Đa khoa huyện, Trung tâm Y tế dự phòng và các trạm y tế tuyến xã ở huyện Lạc Sơn đã tiến hành việc sáp nhập. Sau hơn 1 năm sáp nhập, hoạt động chuyên môn và tài chính của đơn vị đã đi vào nề nếp.

Gia Lai: Ăn thịt gà chết, 25 người ở Chư Sê phải nhập viện

Ngày 1/3, ông Nguyễn Văn Đang, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Gia Lai, cho biết trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai vừa xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm khiến 25 người phải nhập viện cấp cứu.

Kinh nghiệm giảm cân tự nhiên an toàn cho người béo

Không phải ai cũng muốn giảm cân nhanh, nhiều người tìm đến phương án an toàn hơn bằng mẹo giảm cân tự nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục