Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang điều trị tích cực cho bệnh nhân Sùng Diêu Hồng (52 tuổi, Hà Giang) - nạn nhân cuối cùng trong gia đình gồm bốn người bị ngộ độc nấm. Ba người thân khác của bệnh nhân đã tử vong trước đó do tình trạng ngộ độc nấm quá nặng.



Ông Sùng Diêu Hồng đang được điều trị tích cực.

Bốn người nguy kịch sau bữa sáng định mệnh

7 giờ sáng 28-3 tại thôn Khâu Mèng thuộc xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, ông Sùng Diêu Hồng (sinh năm 1966) là chủ hộ đã đi hái nấm về nấu ăn sáng cho cả gia đình cùng ăn.

Bữa ăn sáng như mọi ngày, bỗng trở thành một bữa sáng định mệnh với bốn người gồm ông Sùng Diêu Hồng; bà Thào Thị Vá (sinh năm 1970) là vợ ông Hồng; chị Ly Thị Pà (sinh năm 1995) là con dâu ông Hồng và anh Sùng Văn Hoàng (sinh năm 1990) là con trai ông Hồng. Rất may con trai thứ hai của ông Hồng đưa cháu đi học và con trai thứ ba đi học nên không ăn sáng.

Sau bữa sáng, mọi người lại thực hiện công việc thường nhật. Nhưng đến khoảng 15 giờ cùng ngày (khoảng 8 giờ sau ăn) thì cả bốn người trên xuất hiện dấu hiệu nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt.

Đến khoảng 23 giờ 30 phút ngày 28-3, anh em trong gia đình đã đưa cả bốn nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. Nhưng do chất độc quá nặng không thể cứu chữa được nên trong hai ngày 31-3 và 1-4 anh Sùng Văn Hoàng (con trai ông Hồng) và bà Thào Thị Vá (vợ ông Hồng) đã tử vong. Đến 17 giờ ngày 2-4, chị Ly Thị Pà (con dâu ông Hồng) đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.

Người duy nhất đến hiện tại còn sống sót nhưng cũng đang trong tình trạng nguy kịch là ông Sùng Diêu Hồng đã được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Sùng Diêu Hùng được chuyển đến Trung tâm vào ngày thứ năm sau ngộ độc, trong tình trạng còn đau bụng, huyết áp, mạch ổn định, tuy nhiên xét nghiệm có rối loạn cô đặc máu, men gan tăng.

Bệnh nhân hiện tỉnh táo, có thể tiếp xúc được.

Bên cạnh việc điều trị tích cực cho bệnh nhân, Trung tâm Chống độc cũng phối hợp với Khoa Thăm dò chức năng làm thủ thuật "Dẫn lưu mật mũi” với mục tiêu để thải trừ trực tiếp chất độc từ gan qua ống mật chủ ra ngoài. Đây làm một thủ thuật rất mới có nhiều ý nghĩa trong điều trị thải độc được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng, hy vọng góp phần cứu sống bệnh nhân.

Hiện, bệnh nhân tỉnh táo, có thể tiếp xúc được. Tuy nhiên, bác sĩ Dũng cho biết, phải ba ngày nữa mới có thể khẳng định bệnh nhân có hoàn toàn ổn định hay không.

Tiếp tục bài học xương máu về việc hái nấm hoang dã

Năm 2017, một gia đình dân tộc Nùng cũng rơi vào thảm kịch khi cả nhà ngộ độc nấm và cậu con trai duy nhất trong nhà tử vong do ngộ độc quá nặng. Đầu năm 2018, thêm một thảm kịch thương tâm nữa cướp đi sinh mạng của ba người trong một gia đình cũng vì hái nấm hoang dã để ăn.

BS Dũng cho biết, loại nấm mà bốn người trong gia đình ông Hồng ăn phải là loại nấm gây ngộ độc chậm. Đây là loại nguy hiểm, thường gây chết người, đáng sợ nhất là loại nấm này có thể gây tình trạng viêm gan, nhiễm độc, phá huỷ tế bào gan, dẫn đến hôn mê gan.

Các triệu chứng xuất hiện muộn sau khi ăn từ 6-40 giờ (thường là 12-18 giờ): Bệnh nhân buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục như tả, kéo dài 1-2 ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải, trụy mạch, tiểu ít hoặc vô niệu. Sau đó, các biểu hiện tiêu biến hết, bệnh nhân và thầy thuốc dễ hiểu nhầm là bệnh đã khỏi nhưng vài ba ngày sau sẽ xuất hiện tình trạng viêm gan: vàng mắt, vàng da, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, dần dần người bệnh sẽ mê sảng rồi hôn mê sâu (hôn mê gan do suy gan), xuất huyết nhiều nơi (dưới da, niêm mạc, tiểu ra máu...), và cuối cùng là tử vong.

                      Với mắt thường không thể phân biệt nấm độc và nấm lành.

Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời điểm cuối xuân - đầu hè, bắt đầu vào mùa nấm phát triển nhiều, hay xảy ra ngộ độc nấm. "Hiện nay có rất nhiều chủng loại nấm, nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon; có loại còn được dùng như là thuốc bổ "thần dược”. Tuy nhiên cũng có không ít loài nấm độc gây chết người nếu ăn phải. Trên thế giới hiện có hơn 5.000 loại nấm, trong đó có khoảng hơn 100 loài nấm độc mà về hình dáng bề ngoài rất khó phân biệt giữa nấm lành (ăn được) và nấm độc gây chết người” – BS nguyên nói.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, độc tố amatoxin có trong nấm cực độc. Độc tố amatoxin cũng rất bền vững trong nhiệt độ nên dù đun nấu cách nào cũng không loại trừ được độc tố. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong vì ăn nấm độc hoang dã được hái trong rừng. Nhiều loại nấm, bằng mắt thường chuyên gia về nấm cũng khó phân biệt. Vì thế, để tránh ngộ độc, BS Nguyên khuyến cáo với người dân không nên ăn bất cứ loài nấm mọc hoang dã nào. Người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm, bảo đảm là ăn được mà không bị ngộ độc.

 

                                                                                                  Theo Nhandan


 


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục