Ông Đỗ Văn Đông, Cục Quản lý Dược cho hay, hiện nay, tại nhiều nơi, nhu cầu tiêm phòng dại của người dân tăng cao từ quý 1 và đặc biệt vào các tháng mùa Hè.


Tiêm phòng bệnh dại cho bệnh nhân bị chó cắn tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Nguyên. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)

Theo số liệu thống kê của ngành y tế, trong 4 tháng đầu năm 2018 có 18 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Vị đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc có nguy cơ chưa cung ứng đủ vắcxin phòng bệnh dại, Cục Quản lý Dược đã chủ động liên hệ với các đơn vị liên quan để kịp thời giải quyết nhu cầu vắcxin phòng bệnh của nhân dân.

Ông Đông xác nhận, hiện tại, có 5 vắcxin phòng dại được cấp giấy đăng ký lưu hành và đã được nhập khẩu hoặc có thể được nhập khẩu vào Việt Nam (không yêu cầu cấp phép nhập khẩu), bao gồm: Verorab (sản xuất tại Pháp), Abhayrab, Indirab, Speeda, Rabipur (sản xuất tại Ấn Độ).

Theo báo cáo của các đơn vị nhập khẩu, khả năng cung ứng vắcxin phòng dại trong năm 2018 là đủ để cung ứng cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân.

Trong tháng 5/2018, sẽ có 273.000 liều vắcxin phòng bệnh dại, cao hơn gấp đôi số lượng nhập khẩu trung bình trong một tháng năm 2017 (122.250 liều/tháng/năm 2017).

Theo thông tin từ Cục Y tế dự Phòng, số lượng vắcxin phòng dại sử dụng trung bình mỗi năm khoảng 1.300.000 liều/năm.

Lượng nhập khẩu vắcxin phòng dại năm 2017 khoảng 1.467.000 liều (khoảng 517.000 liều Verorab và khoảng 950.000 liều Abhayrab).

 Kế hoạch cung ứng các loại vắcxin trong năm 2018


Kế hoạch cung ứng trong năm 2018 (dự kiến) của các công ty: Vắcxin Verorab: khoảng 493.000 liều, Vắcxin Ahayrab: khoảng 1.400.000 liều, Vắcxin Indirab: khoảng 300.000 liều. Vắcxin Speeda đã nhập khẩu 2.200 liều trong năm 2018 và nếu các cơ sở tiêm chủng có nhu cầu thì cơ sở tiếp tục nhập khẩu các lô hàng tiếp theo.

Ông Đông cho hay, như vậy, theo báo cáo của các công ty nhập khẩu, sản xuất thì khả năng cung ứng vắcxin phòng dại trong năm 2018 cho thị trường Việt Nam chỉ tính riêng Verorab, Ahayrab và Indirab (chưa bao gồm Speeda) là 2.193.000 liều (cao gấp 149% so với tổng số lượng vắcxin phòng dại đã nhập khẩu trong năm 2017 và cao gấp 169% so với số lượng vắcxin phòng dại sử dụng trung bình mỗi năm).

Ngay sau khi nhận được các thông tin nói trên, Cục Quản lý Dược đã chủ động liên hệ với các đơn vị có liên quan để tìm hiểu nguyên nhân thiếu vắcxin, số lượng vắcxin có nguy cơ bị thiếu và đề nghị các đơn vị, địa phương chủ động liên hệ với các Công ty nhập khẩu, cung ứng vắcxin để liên hệ đặt hàng.

Đồng thời, Cục Quản lý Dược cũng chủ động liên hệ với các công ty đăng ký, nhập khẩu vắc xin phòng dại để đề nghị các Công ty nhập khẩu, cung ứng vắcxin Verorab, Ahayrab, Indirab, Speeda đề nghị liên hệ và ưu tiên cung ứng vắc xin cho các đơn vị, địa phương có báo cáo thiếu vắcxin phòng dại.

"Với khả năng nguồn cung như trên, nếu các cơ sở tiêm chủng có dự trù và ký hợp đồng cụ thể với các cơ sở nhập khẩu, cung ứng thì chắc chắn năm 2018 sẽ có đủ vắcxin phòng dại, đảm bảo mọi người dân đều có vắcxin tiêm phòng,” ông Đông khẳng định

Cung ứng vắcxin phòng dại có nhiều đặc thù

Theo vị đại diện Cục Quản lý Dược, việc cung ứng vắcxin phòng dại có nhiều đặc thù. Đó là vắcxin được sản xuất bằng công nghệ sinh học với nhiều công đoạn phức tạp (tạo ngân hàng chủng vi rút từ vi rút gốc, tạo chủng làm việc,...), thời gian cần thiết trung bình cho sản xuất là từ 6 đến 12 tháng; từng lô sản xuất/nhập khẩu phải được kiểm định trong nước và nước ngoài và chỉ được lưu hành sau khi có kết quả kiểm định đạt yêu cầu. 

    

Nhân viên thú y tiêm phòng cho đàn vật nuôi quy mô hộ gia đình tại thành phố Thanh Hóa. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)


Ngoài ra, do yêu cầu cao về công nghệ nên số lượng nhà sản xuất trên toàn thế giới ít, vắcxin được sử dụng để phòng bệnh cho người khỏe mạnh và chỉ được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng.

"Trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, vắcxin nói chung và vắc xin phòng dại nói riêng phải được cơ quan kiểm định có thẩm quyền của nước ngoài kiểm tra đáp ứng yêu cầu. Sau khi đã nhập khẩu vào Việt Nam, vắcxin phải được tiếp tục kiểm định bởi Viện Kiểm định Quốc gia vắcxin và sinh phẩm y tế đạt yêu cầu mới được đưa ra lưu hành, sử dụng,” ông Đông chỉ rõ.

Bên cạnh đó, do đặc thù của vắcxin phòng dại là nhu cầu sử dụng phụ thuộc vào số lượng người dân bị súc vật cắn. Vì vậy, việc tiên lượng, dự báo nhu cầu vắc xin phòng dại là tương đối khó khăn hơn so với các loại vắcxin khác.

Trong khi đó, hợp đồng ký giữa các cơ sở cung ứng vắcxin với các đơn vị tiêm chủng đa phần là hợp đồng nguyên tắc, không có số lượng cụ thể nên khó khăn cho các cơ sở cung ứng trong việc cung cấp vắc xin, nhất là khi nhu cầu tăng.

Về phía người dân cũng như các cơ sở tiêm chủng thường có xu hướng ưu tiên sử dụng, thậm chí chỉ sử dụng vắc xin Verorab do vắcxin này được sản xuất tại Pháp, trong khi trên thị trường có nhiều loại vắcxin khác đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả (Ahayrab, Indirab, Speeda...). 

Thực tế, vừa qua một số địa phương thiếu vì dự trù một loại vắcxin (Verorab), nên khi vắcxin này bị tạm gián đoạn nguồn cung mới chuyển sang đặt hàng vắc xin khác, nên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu không kịp cung ứng kịp thời, đủ vắcxin dại cho các đơn vị này./.

   

 

                                TheoVietnamplus

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục