(HBĐT) - Đó là quyết tâm của các lực lượng chức năng trong việc quản lý, kiểm soát tình hình thực phẩm liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong tháng hành động vì ATTP, các ngành: Y tế, Công Thương, NN&PTNT đã tích cực vào cuộc nhằm từng bước đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn.


Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc đảm bảo ATTP tại cơ sở sản xuất bánh Công ty TNHH Anh Kỳ (TP Hòa Bình).

 

Hàng hóa thực phẩm bày bán tràn lan không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các chợ cóc, vỉa hè, xe đẩy, xe rong, thậm chí ở nhiều chợ truyền thống; một bộ phận người sản xuất, kinh doanh chưa quan tâm, thiếu trách nhiệm, sử dụng thuốc BVTV không đúng cách và thời gian cách ly, chất cấm trong chăn nuôi, phụ gia cấm trong chế biến thực phẩm và không đảm bảo vệ sinh trong khâu sản xuất, chế biến… là những thực trạng còn nhức nhối. Mới đây, qua thanh tra đột xuất của Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã phát hiện, xử lý 3 hộ sản xuất, kinh doanh giò, chả tại thị trấn Lương Sơn và khu vực chợ Bãi Lạng về hành vi sử dụng chất cấm hàn the trong chế biến giò, chả bán ra thị trường. Trong khi giò, chả là một trong những loại thực phẩm chế biến được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình. Hành vi của các cá thể sản xuất, kinh doanh nói trên đã ảnh hưởng tới sức khỏe, đánh mất niềm tin đối với người tiêu dùng.

Cũng trong tháng gần đây, qua lấy mẫu nông, lâm, thủy sản và tiến hành kiểm định các chỉ tiêu, phân tích dư lượng thuốc BVTV đối với 8 mẫu rau đã cho kết quả 2 mẫu rau không đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể có hàm lượng Cadimi vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Đợt kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với đoàn liên ngành ATTP đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về ATTP. Điển hình là vụ Đội QLTT số 6 huyện Đà Bắc phối hợp với Ban Chỉ đạo ATTP huyện kiểm tra bếp ăn tập thể tại trường mầm non Toàn Sơn, địa chỉ xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn vi phạm về ATTP. Cụ thể, khu sơ chế, chế biến thực phẩm không tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác, phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng.

Tháng hành động vì ATTP năm 2018, lực lượng QLTT đã tăng cường kiểm tra mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, bánh, kẹo, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến, tinh bột và các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản và sản phẩm chế biến từ rau, thịt gia súc, gia cầm, thủy - hải sản tươi sống, việc kinh doanh và sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, thuốc BVTV. Qua kiểm tra 336 cơ sở, phát hiện 63 cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt và hàng hóa tịch thu trị giá trên 78 triệu đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính trên 76 triệu đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là không khám sức khỏe định kỳ, vi phạm quy định về đảm bảo ATTP trong kinh doanh, dịch vụ ăn uống, vi phạm điều kiện chung bảo đảm ATTP trong kinh doanh, sử dụng khu vực chế biến có côn trùng, động vật nguy hại, sử dụng khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh, không có dụng cụ chứa rác thải theo quy định.

Ngành y tế cũng vào cuộc quyết liệt trong Tháng chiến dịch này với việc phát động rộng khắp ở 11 huyện, thành phố. Riêng tuyến tỉnh đã thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về ATTP. Một số vụ vi phạm mất ATTP. Ngộ độc thực phẩm đã được phát hiện. Nổi cộm là vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại 1 quán ăn sáng ngoài cổng trường học với 21 trường hợp mắc, nguyên nhân do thức ăn bị nhiễm khuẩn… Trong tháng, tuyến tỉnh đã xử lý 21 cơ sở vi phạm, phạt gần 49 triệu đồng, số cơ sở bị xử lý và phạt tiền tăng gần gấp 2 lần so với Tháng hành động năm 2017. Kết quả kiểm tra tại cơ sở thực phẩm, toàn tỉnh đã thành lập 225 đoàn kiểm tra, trong đó, 3 đoàn tỉnh, 12 đoàn huyện, 210 đoàn xã. Trong 2.865 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến đã thanh, kiểm tra, phát hiện 580 cơ sở vi phạm, chiếm 20,2%, trong đó, 140 cơ sở vi phạm bị xử lý, chiếm 4,9%.

Đáng chú ý, trong Tháng hành động này, lực lượng thanh, kiểm tra đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bằng phạt hành chính và cảnh cáo, thực hiện hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, 1 cơ sở bị đóng cửa, 2 cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm, 7 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 26 loại sản phẩm bị tiêu hủy, 45 vụ chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý. Các nội dung vi phạm chủ yếu về quy định sử dụng thuốc BVTV, chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, điều kiện trang thiết bị dụng cụ, công bố sản phẩm, ghi nhãn thực phẩm, chất lượng sản phẩm thực phẩm…

Đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết: Để đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng, phòng tránh ngộ độc thực phẩm cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Theo đó, bên cạnh công tác thanh, kiểm tra quyết liệt, giám sát chặt chẽ, các ngành, địa phương đang tăng cường và triển khai đồng bộ biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP tới các nhà quản lý về ATTP, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

 

Bùi Minh

Các tin khác


Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu vắc xin, vitamin A và thuốc ARV

(HBĐT) - Cũng như nhiều tỉnh, thành phố, các địa phương trong tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), vitamin A và thuốc kháng HIV (ARV). Tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ có phương án tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bộ Y tế yêu cầu tuân thủ quy định về hỗ trợ sinh sản

Yêu cầu này được Bộ Y tế đưa ra trước tình trạng buôn bán tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ vì mục đích thương mại tại một số địa phương.

Nắng nóng kéo dài, bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng

Thời tiết nắng gắt kéo dài trong nhiều ngày khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên rõ rệt, trong số này đa phần là người già và trẻ em.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu vaccine

Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.

Bảo đảm chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng

Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.

Ngộ độc sau khi ăn trứng cá hỏa tiễn

(HBĐT) - Ngày 27/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục