(HBĐT) - Chỉ trong tháng 5/2018, trên địa bàn huyện Lương Sơn đã ghi nhận 2 vụ ngộ độc. Trong đó 1 vụ ở xóm Suối Sỏi, xã Tân Thành ngộ độc lá du mại gây tử vong; 1 vụ ở xóm Giếng êm, xã Nhuận Trạch với 2 ca ngộ độc cây sâm Hàn Quốc phải nhập viện. Đây là hồi chuông báo động cho sự cần thiết tăng cường đảm bảo ATTP, phòng - chống ngộ độc thực phẩm, nhất là trong mùa hè.



Người dân huyện Lương Sơn phát triển các sản phẩm nông sản hữu cơ đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng - chống ngộ độc.

Thực tế cho thấy, hàng năm, tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm thường diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng vào mùa hè. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng ẩm, tình trạng thiếu nước sạch để chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo. Tình trạng sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm nhập lậu, ô nhiễm môi trường gia tăng... Đặc biệt, huyện Lương Sơn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội và có khu công nghiệp với hơn 12.000 công nhân đang làm việc. Do đó, vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP, phòng - chống ngộ độc luôn được chú trọng. Cũng trong tháng 5/2018, đoàn kiểm tra Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Sở NN &PTNT) đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh giò, chả tại huyện Lương Sơn. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh giò, chả tại thị trấn Lương Sơn có sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng (hàn the) và phụ gia thực phẩm được sử dụng nhưng không đúng đối tượng thực phẩm (Benzoat).
 
Trước thực tế này, đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để đảm bảo ATTP, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, huyện yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13, ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP. Tăng cường công tác truyền thông kiến thức ATTP, các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm để nâng cao trách nhiệm, chuyển đổi hành vi mất ATTP trong cộng đồng. Đồng thời phổ biến các quy định bảo đảm ATTP đối với dịch vụ kinh doanh ăn uống, các bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố bán tại cổng các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp.
 
Huyện tăng cường tuyên truyền cũng như đôn đốc kiểm tra thực hiện ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ phân phối và chế biến thịt gia cầm; tiệt trùng bát, đũa trước khi ăn uống; hướng dẫn lựa chọn, sơ chế, chế biến, bảo đảm thực phẩm an toàn. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nhấn mạnh vào việc để người dân tuyệt đối không đánh bắt, thu hái, kinh doanh, sử dụng các loại thực phẩm lạ như: ốc, nấm, quả lạ, lá cây, rau rừng không biết rõ hoặc trước đó đã có người bị ngộ độc để chế biến thực phẩm.
 
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Huyện tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, hậu kiểm tra ATTP đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt là kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ quả, bánh kẹo, rượu, cơ sở sản xuất thức ăn nhanh, kinh doanh nước giải khát, bia, nước đá, cơ sở kinh doanh gia súc, gia cầm, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống... Phát hiện sớm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ATTP, công khai vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cộng đồng.
 
Đồng thời, huyện chủ động phối hợp với Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư... để tham gia phòng - chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm khi cần thiết.
 

                                                                             Dương Liễu

 


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục