(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 948 người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm phòng điều trị phơi nhiễm với bệnh dại, trong đó có 4 trường hợp tử vong (1 ở Kỳ Sơn, 1 ở Lương Sơn, 1 ở Cao Phong và 1 ở Đà Bắc), tăng cao gấp 2,7 lần so với cùng kỳ hàng năm và là 1 trong 3 tỉnh có tỷ lệ tử vong do bệnh dại đứng đầu toàn quốc. Trong 4 trường hợp tử vong thì có 3 trường hợp là trẻ em dưới 15 tuổi. Các trường hợp tử vong đều do bị chó cắn và không được điều trị dự phòng bằng vắc xin, huyết thanh kháng dại.

Hiện nay, mầm bệnh lây truyền bệnh dại cho người chủ yếu là từ chó nuôi, song công tác tiêm phòng dại cho đàn chó ở nhiều nơi đạt tỷ lệ thấp so với tổng đàn, như ở huyện Cao Phong chỉ đạt 51,2%, Lương Sơn 57,2%, Đà Bắc 59%, Kỳ Sơn 62,6%, Mai Châu 16,7%... Bên cạnh đó, công tác quản lý chó nuôi bị buông lỏng, nhiều xã không thống kê được đàn chó, không có danh sách hộ nuôi chó, việc nuôi chó thả rông còn phổ biến. Mặt khác, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho bệnh dại phát triển. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống bệnh dại và xử lý các vi phạm quy định về quản lý chó nuôi, tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo thực hiện chưa kiên quyết.

Dự báo tình hình dịch bệnh dại trên đàn chó và trên người ở địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, có thể gây thêm nhiều cái chết thương tâm nếu không được khống chế kịp thời.

Để phòng, chống bệnh dại, UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 2/7/2018 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại; biện pháp phòng – chống bệnh dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền) chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, thành phố trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người và động vật; xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn. UBND cấp xã và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động cụ thể, phù hợp với thực tế của địa phương; đưa kết quả phòng, chống bệnh dại làm tiêu chí xét thi đua, khen thưởng của địa phương.

Tổ chức rà soát, thống kế chính xác số hộ nuôi chó ở từng khu dân cư, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình nhằm triển khai công tác tiêm phòng vắc xin dại triệt để trên đàn chó. Yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm túc việc khai báo, đăng ký chó nuôi, chấp hành xích, nhốt và tiêm phòng vắc xin dại cho chó nuôi theo đúng quy định…

Tăng cường và kiên quyết áp dụng các chế tài xử lý vi phạm quy định về nuôi chó, về tiêm phòng vắc xin dại được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, Sở NN&PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh. Chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh dại tại các địa phương. Tổ chức thu thập, xét nghiệm mẫu để đánh giá lưu hành bệnh dại, lập bản đồ phân bố đàn chó, bản đồ dịch tễ bệnh dại trên động vật để xác định khu vực có nguy cơ cao về bệnh dại nhằm ưu tiên tập trung các nguồn lực trong công tác phòng, chống bệnh dại…

Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại khẩn cấp trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên người; đồng thời hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch. Triển khai ngay việc tiêm phòng vắc xin dại chống dịch trên người cho các địa phương từ tuyến tỉnh đến huyện và xã. Tăng cường giám sát phát hiện các ca bệnh dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư theo hướng tiếp cận Một sức khỏe, có sự phối hợp chặt chẽ của ngành Thú y và ngành Y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật. Tổ chức truyền thông, tuyên truyền phổ biến về tình hình bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh dại bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan của bệnh dại, chủ động trong công tác phòng chống. Tăng cường hoạt động tư vấn, tiêm vắc xin phòng bệnh dại, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng dại cho người dân khi bị chó, mèo cắn nhằm ngăn ngừa tử vong do bệnh dại…


                                                                                                                  T.H


 

Các tin khác


Bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng cao điểm

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình đang xuất hiện đợt nắng nóng cao điểm. Nắng gay gắt, nóng hầm hập bủa vây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người lao động ngoài trời.

Đừng chủ quan với bệnh dại

(HBĐT) - Theo thống kê từ năm 2011 - 2016, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 92 người tử vong do chó cắn và khoảng 400.000 người phải điều trị dự phòng. Riêng năm 2016 đã có người 91 người tử vong do bệnh dại và gần 412.000 người bị chó cắn, gây tốn kém trên 800 tỷ đồng mỗi năm cho người dân. 

Nắng đỉnh điểm, gia tăng các ca đột quỵ

Ngay từ sáng sớm, tại Khoa cấp cứu Nội – Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, xe cấp cứu 115 Hà Nội nối đuôi nhau đưa người bệnh vào cấp cứu. Phần lớn là các ca cấp cứu đột quỵ, tai biến mạch máu não. Tua trực gồm bốn bác sĩ, tám điều dưỡng và các nhân viên hỗ trợ làm việc hối hả hết công suất.

Nông dân huyện Đà Bắc từng bước nói không với “tử thần” Paraquat

(HBĐT) - Trước những tác động ghê gớm của thuốc diệt cỏ (TDC) trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) đối với môi trường và cuộc sống của người dân, nhiều xã trên địa bàn huyện Đà Bắc đã "nói không” với loại hoá chất này...

Diễu hành nhân ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7/2018

(HBĐT) - Sáng 29/6, Bảo hiểm Xã hội tỉnh tổ chức diễu hành truyền thông nhân ngày BHYT Việt Nam 1/7/2018. Lực lượng tham gia diễu hành là thanh niên cơ quan BHXH tỉnh với xe máy có trang bị cờ, phướn. Dẫn đầu là xe ô tô phát thanh lưu động có gắn tranh cổ động và thông điệp tuyên truyền về BHYT. Đoàn diễu hành trên các tuyến phố chính của thành phố Hòa Bình.

Nỗ lực khắc phục khó khăn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1980, ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 4667, ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020, cùng với sự quan tâm, không ngừng nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, ngành Y tế Hòa Bình đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về triển khai, thực hiện chương trình chuẩn quốc gia về y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục