(HBĐT) - Vừa qua, cử tri huyện Cao Phong có đề nghị: UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế tiếp tục có chính sách hỗ trợ, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sỹ tại các Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Vấn đề này, UBND tỉnh có ý kiến như sau:
Hàng năm, Sở Y tế đã chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng, ban hành và tổ chức thực
hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CB,CC,VC của đơn vị cũng như đội ngũ bác
sĩ của các Trung tâm y tế huyện nói riêng. Trong kế hoạch đào tạo bao gồm: đào
tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tay nghề và đào tạo, bồi
dưỡng về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước.
Ngày 22/5/2015, Cục Khoa học Công
nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế đã cấp mã cơ sở đào tạo liên tục cho Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Hòa Bình (C36.01), qua đó, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh
tiến hành xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo liên tục cho cán
bộ y tế trong toàn tỉnh. Ngày 18/5/2018, Sở Y tế đã có Công văn số 867 về việc
đào tạo liên tục gửi Bệnh viện Đa khoa tỉnh đề nghị bệnh viện tiếp tục rà soát,
cập nhật nội dung, chương trình và tài liệu đào tạo liên tục đã được được phê
duyệt, đồng thời xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo cho cán bộ, nhân viên y
tế trong tỉnh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã giao Sở
Y tế triển khai một số dự án của ngành trong đó có nội dung triển khai công tác
đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện như: trong Kế
hoạch hoạt động năm 2018 của dự án "Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng
bằng sông Hồng” đang triển khai tại tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 540, ngày 6/3/2018, có hợp phần "Tăng cường năng lực bệnh viện tại
tuyến tỉnh, huyện nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ”. Trong đó triển khai các
hoạt động về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật do các bệnh viện tuyến T.ư tổ chức
cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm y tế các huyện gồm 21 gói và 34 cán bộ
y tế tham dự. Còn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng tổ chức đào tạo, chuyển giao
kỹ thuật về nhi khoa cho các Trung tâm y tế huyện (mỗi huyện 1 kíp gồm 3 cán
bộ). Trong Kế hoạch hoạt động năm 2018 của dự án "Tăng cường năng lực hệ thống
y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm” do Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm
chủng (GAVI) tài trợ tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ cho công tác đào tạo về lập kế
hoạch, quản lý và giám sát cho các đơn vị tuyến tỉnh và 11 trung tâm y tế tuyến
huyện.
L.N (TH)
(HBĐT) - Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, đồng chí Bùi Đức Quyên, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Sơn (Lương Sơn) cho biết: Trong lãnh đạo thực hiện các mục tiêu VH-XH ở xã, nổi lên hạn chế đó là việc gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 trên địa bàn. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn xã có 26 trường hợp sinh con thứ 3. Đối tượng vi phạm là cán bộ, đảng viên không còn. Tuy nhiên đáng chú ý là trường hợp sinh con thứ 3 không hẳn là các cặp vợ chồng sinh con một bề mà tập trung vào nhóm có đời sống khá giả, muốn sinh nhiều con cho "vui cửa, vui nhà”.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, năm học 2017 – 2018, bậc học mầm non đã huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 73,1% (tăng 1,7% so với năm học trước). Trong đó, trẻ độ tuổi nhà trẻ đạt tỷ lệ 39,4%, trẻ tuổi mẫu giáo đạt tỷ lệ 96,85%.
(HBĐT) - Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở là nhiệm vụ được ngành Y tế luôn quan tâm, chú trọng. Đối với tuyến huyện, năm 2016 đã hợp nhất 20 đơn vị là Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế dự phòng của 10 huyện thành Trung tâm Y tế huyện đa chức năng. Theo đó đã giảm được 10 đơn vị. Các Trung tâm Y tế huyện chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2017 và quản lý toàn diện các trạm y tế xã, thị trấn.
(HBĐT) - Từ năm 2015 - 2017, xã Lạc Thịnh liên tiếp dẫn đầu huyện Yên Thủy về việc thực hiện các chính sách dân số. Trong 7 tháng đầu năm 2018, tổng số trẻ sinh ra trên địa bàn là 41 trẻ, tỷ suất sinh thô 6,24%, tỷ số giới tính khi sinh là 105 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 2,89%.
(HBĐT) - Từ đầu tháng 7 đến nay, trên địa bàn tỉnh mưa liên tục. Nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất gây thiệt hại không nhỏ cho nhân dân. Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển gây các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…
(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh ta được sự tài trợ của Dự án Hỗ trợ phòng, chống HIV /AIDS tại Việt Nam (VAAC-US.CDC) đã xét nghiệm tải lượng vi rút (TLVR) cho 772/878 bệnh nhân HIV /AIDS đang điều trị ARV (đạt 88ñ%). Trong đó có 94% bệnh nhân xét nghiệm TLVR có kết quả dưới ngưỡng phát hiện.