(HBĐT) - Khi không ốm đau, bệnh tật thì thẻ BHYT chẳng mấy khi mọi người bận tâm đến. Nhưng chẳng may sức khỏe giảm sút, ốm đau hoạn nạn bất ngờ thì tấm thẻ BHYT là cứu cánh giúp người bệnh có điều kiện được chữa trị tại các cơ sở y tế. Nếu bệnh nặng thì được chuyển tuyến trên điều trị mà không phải quá lo lắng về chi trả viện phí. Đó là một ưu việt rất lớn về BHYT mà tất cả người dân đều được hưởng. Song thực tế ,cách sử dụng thẻ BHYT của một bộ phận người dân chưa thật sự hiệu quả, vậy đâu là lý do?


(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh) Cán bộ Trạm y tế xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn khám chữa bệnh cho người dân.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mùi, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) có 3 thành viên thuộc hộ cận nghèo nên được hỗ trợ chi phí mua BHYT cho các thành viên trong gia đình. Số tiền phải đóng góp để có được một tấm thẻ BHYT không lớn nên gia đình bà ai cũng có thẻ của mình. Bà Mùi cho biết: "Mặc dù đã hơn 70 tuổi nhưng chưa lần nào tôi dùng đến thẻ BHYT để đi khám bệnh. Nếu có bị ốm thì uống thuốc nam, nhức đầu, sổ mũi tôi chỉ dùng dầu gió là khỏi. Vừa rồi lần đầu tiên tôi phải đến Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn để được điều trị vì bệnh huyết áp cao”.

Còn đối với bà Bùi Thị Văn, 65 tuổi ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy), mặc dù bà cũng có thẻ BHYT, cũng được tuyên truyền cho việc sử dụng thẻ BHYT, thậm chí bà cũng hiểu là có thể đến thẳng Trung tâm Y tế huyện Lạc Thủy để được khám và điều trị mà không cần có giấy chuyển viện của Trạm Y tế xã như trước đây nhưng khi thấy có vấn đề về sức khỏe, bà không đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị mà gọi điện cho một "thầy thuốc” quen đến nhà khám, điều trị trực tiếp. Khi được hỏi: "Tại sao có thẻ BHYT mà bà không đến cơ sở y tế để được khám, điều trị?”, bà cho rằng: "Tôi ngại làm các thủ tục khi đi khám bệnh, với lại chờ đợi lâu mới đến được lượt mình nên tốt nhất cứ gọi cho người quen đến chữa cho tiện”.

Đây là hai trong rất nhiều trường hợp có thẻ BHYT nhưng không sử dụng thậm chí là khi ốm đau, bệnh tật. Họ luôn chủ quan về tình trạng sức khỏe của mình. Họ rất ngại khi làm các thủ tục khám, chữa bệnh hoặc nhập viện lúc cần thiết. Dù trong tay có thẻ BHYT thì họ không sử dụng mà tự bỏ tiền ra để đến với thầy lang hoặc phòng khám tư nhân để điều trị. Họ không biết rằng hiện nay, tại các cơ sở y tế đã được nâng cấp rất nhiều, được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và hệ thống tiếp đón đã được sắp xếp hợp lý, nhanh gọn, quản lý bằng hệ thống phần mềm có thể theo dõi được quá trình điều trị và không có phân biệt giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Mặt khác, khi đi khám, chữa bệnh mà có thẻ BHYT còn đuợc giảm chi phí lớn. Nếu số tiền khám và lấy thuốc của họ trong phạm vi 15% mức lương cơ sở thì họ không phải chi trả bất cứ chi phí nào.

Sức khỏe luôn là vốn quý, được ví như vàng. Song việc quan tâm đến sức khỏe của mình không phải ai cũng có. Mong rằng khi không may bị ốm đau, bệnh tật thì cứu cánh của họ không gì khác chính là tấm thẻ BHYT. Hãy đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng "hối hận thì đã quá muộn”.


                                                                                       Minh Thủy



Các tin khác


Chủ động phòng tránh dịch bệnh trong mùa mưa lũ

(HBĐT) - Từ đầu tháng 7 đến nay, trên địa bàn tỉnh mưa liên tục. Nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất gây thiệt hại không nhỏ cho nhân dân. Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển gây các bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh đường hô hấp, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Triển khai thí điểm xét nghiệm tải lượng vi rút HIV thanh toán qua bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2017, tỉnh ta được sự tài trợ của Dự án Hỗ trợ phòng, chống HIV /AIDS tại Việt Nam (VAAC-US.CDC) đã xét nghiệm tải lượng vi rút (TLVR) cho 772/878 bệnh nhân HIV /AIDS đang điều trị ARV (đạt 88ñ%). Trong đó có 94% bệnh nhân xét nghiệm TLVR có kết quả dưới ngưỡng phát hiện.

TP Hòa Bình: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 200 người có công

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Hòa Bình và các phường, xã đã chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với người có công, chăm lo đời sống gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào bị thiên tai. Thành phố đã xây dựng kế hoạch Tháng hành động vì người có công năm 2018, hướng dẫn đến các phường, xã thực hiện tốt công tác thăm hỏi, tặng quà gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Bảo hiểm y tế - san sẻ gánh nặng chi phí khi tăng giá các dịch vụ y tế

(HBĐT) - Ngày 8/12/2017, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 74/2017/NQ-HĐND quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Hòa Bình quản lý. Mức giá này tác động trực tiếp đến những người bệnh chưa tham gia BHYT; người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

Kết quả bước đầu thực hiện nhóm mục tiêu 90 - 90 - 90 về phòng - chống HIV/AIDS

(HBĐT) - Từ năm 2014, nước ta chính thức cam kết và triển khai các hoạt động hưởng ứng mục tiêu 90- 90- 90 trong phòng - chống HIV/AIDS. Thực hiện cam kết, Bộ Y tế đã giao các địa phương đến năm 2020 hoàn thành nhóm mục tiêu này, làm tiền đề hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Mặc dù còn đó những khó khăn, thách thức, tuy nhiên, tỉnh ta đang dồn sức nhằm hoàn thành nhóm mục tiêu theo đúng lộ trình.

Hà Nội: Bé trai 7 tuổi bị chó nhà nuôi cắn đứt rời môi

Ngày 1/8, theo thông tin từ Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận hai trường hợp bị chó cắn. Một trường hợp bé trai 7 tuổi và một cụ già 88 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục