Mỗi năm Việt Nam sử dụng tới 30.000 tấn thuốc diệt cỏ có hoạt chất glyphosate (hầu hết do Monsanto cung cấp) đang bị xác định là nguyên nhân gây ung thư. Nếu có bằng chứng rõ ràng, Việt Nam sẽ kiên quyết loại bỏ.


Nhiều nơi, nông dân vẫn sử dụng các loại thuốc diệt cỏ đe dọa sức khỏe con người

Sự kiện tập đoàn lớn của Mỹ là Monsanto bị tòa án Mỹ yêu cầu bồi thường cho một người làm vườn ở Mỹ gần 290 triệu USD trong vụ kiện liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup không chỉ khiến thế giới xôn xao mà nhiều người dân Việt Nam cũng lo lắng với câu hỏi: Liệu các loại thuốc diệt cỏ có chất glyphosate do tập đoàn này hoặc các tập đoàn bán hạt giống và thuốc diệt cỏ khác có tràn vào Việt Nam trong thời gian qua?

Tại Việt Nam, hiện nay cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát, kiểm định và cấp phép cho các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu vào thị trường nội địa là Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT). Trả lời câu hỏi của báo chí vào ngày 14-8 về việc kiểm soát nhóm thuốc trừ cỏ có nguy cơ gây ung thư hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng trực tiếp cũng như người tiêu dùng các sản phẩm nông sản, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết, lâu nay, Việt Nam đã thực hiện đúng theo quy định của luật pháp cũng như thông lệ quốc tế và đã có hành lang pháp lý rất chặt chẽ để quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp. Trước đây đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề hoạt chất glyphosate gây ung thư cho người sử dụng không, nhưng đến nay vẫn đang còn tranh cãi. Tuy nhiên, phán quyết của Tòa án bang California (Hoa Kỳ) là một bước tiến so với trước đây. Cục Bảo vệ thực vật đã và đang theo dõi sát các vụ việc liên quan đến glyphosate. Từ năm 2015, khi có sự tranh cãi ở châu Âu, ngay lập tức cục đã báo cáo lãnh đạo bộ và từ tháng 4-2016 đến nay, Bộ NN-PTNT đã xem xét và quyết định dừng cho đăng ký mới.

Từ 1-1-2015, khi Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực, cục đã rà soát toàn bộ danh mục thuốc bảo vệ thực vật để loại bỏ những loại thuốc có hoạt chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường. "Đến bây giờ chúng tôi đã loại bỏ 6 hoạt chất ra khỏi danh mục với số lượng tên thương phẩm là 1.024 nhãn thuốc. Hiện nay, cục vẫn đang tiếp tục rà soát bởi công việc này không phải ngày một, ngày hai” - ông Hoàng Trung cho biết.

Đối với hoạt chất glyphosate, vừa qua Cục Bảo vệ thực vật đã hoàn chỉnh 6 báo cáo kỹ thuật về 4 hoạt chất; 3 hoạt chất khác cũng đang được xem xét, trong đó có cả hoạt chất glyphosate để có đầy đủ bằng chứng, từ đó báo cáo lãnh đạo Bộ NN-PTNT để xem xét loại bỏ khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. 
Theo ông Hoàng Trung, báo cáo về hoạt chất glyphosate hiện có 2 luồng ý kiến khác nhau nên cục phải rất thận trọng. Tất cả các thông tin liên quan đến vụ việc của Monsanto, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng như cục rất quan tâm, theo dõi sát và chờ kết quả cuối cùng trong phiên xử phúc thẩm của Tòa án bang California trong 45 ngày tới. Nếu phiên tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án tại phiên sơ thẩm nghĩa là họ có đầy đủ căn cứ về mặt khoa học kết luận hoạt chất glyphosate là chất gây ung thư cao đối với con người. Và ngay lập tức, cục coi đây là một căn cứ rất mạnh để báo cáo lãnh đạo Bộ NN-PTNT loại bỏ hoạt chất glyphosate.

Ông Hoàng Trung cũng thừa nhận, hiện nay tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất glyphosate hầu hết đều do Monsanto phân phối cho các doanh nghiệp khác. Trong những năm qua, lượng glyphosate sử dụng ở Việt Nam rất lớn, mỗi năm khoảng 30.000 tấn, chiếm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật nói chung và chiếm 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ. Glyphosate chủ yếu sử dụng cho cây trồng trên cạn và Chính phủ và Bộ NN-PTNT không khuyến khích người dân sử dụng hay quá lạm dụng các biện pháp hóa học mà khuyến khích sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. 

Monsanto đang phản hồi mạnh bằng việc đưa ra các bằng chứng để chứng minh glyphosate không gây ung thư. "Tuy nhiên, việc phản hồi hay phản ứng là việc của họ. Còn với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi chủ động và đang chờ phán quyết tại phiên xét xử phúc thẩm tại Hoa Kỳ. Cùng với đó, chúng tôi liên hệ với các tổ chức quốc tế, các quốc gia đã ban hành lệnh cấm sử dụng hoạt chất glyphosate. Nếu có đủ bằng chứng chứng minh ảnh hưởng sức khỏe con người, chúng tôi loại bỏ glyphosate ra khỏi danh mục” - ông Hoàng Trung cam kết.

 

                 Theo SGGP

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục