(HBĐT) - Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Theo số liệu thống kê của Chi cục DS /KHHGĐ, năm 2016, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh ta là 115,3 nam/100 nữ. Năm 2017 là 115,1 nam/100 nữ. Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh cao hơn mức trung bình của cả nước (toàn quốc là 112,4 nam/100 nữ).

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã từng bước giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS). Trong 6 tháng đầu năm nay, tỷ số giới tính khi sinh là 113,7 nam/100 nữ, giảm 2, 7 điểm % so với cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2017 là 116,4%). 


Cán bộ y tế xã Tiến Sơn (Lương Sơn) tuyên truyền các giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính. 

Tỷ lệ MCBGTKS trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm ở tất cả các huyện. Theo khảo sát tại một số huyện có tỷ lệ MCBGTKS cao của tỉnh 7 tháng năm nay đều giảm so với cùng kỳ năm 2017. Huyện Yên Thủy tỷ số giới tính khi sinh là 112 nam /100 nữ (cùng kỳ năm 2017 là 119 nam /100 nữ). Huyện Lương Sơn tỷ số giới tính khi sinh là 106 nam /100 nữ (cùng kỳ năm 2017 là 117 nam /100 nữ). Tỷ lệ MCBGTKS trên địa bàn tỉnh giảm góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số.
 
Nguyên nhân của tình trạng MCB GTKS là do một số huyện chưa quan tâm đúng mức, thiếu quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác DS / KHHGĐ; công tác tuyên truyền, giáo dục về MCBGTKS chưa tốt. Người dân còn ảnh hưởng tư tưởng "trọng nam, khinh nữ”. Nhiều cặp vợ chồng đã lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ như chọc ối, siêu âm, cấy phôi… Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ tiên tiến tại các phòng khám sản khoa luôn đáp ứng nhu cầu lựa chọn giới tính thai nhi cho người dân. Những vấn đề nêu trên nếu không khắc phục kịp thời sẽ để lại những hậu quả lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số và phát triển KT -XH của tỉnh.
 
MCBGTKS sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong tương lai. Nam giới khó lấy vợ, thậm chí không thể kết hôn, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học, tác động đến cuộc sống gia đình và xã hội. Lựa chọn giới tính thai nhi dẫn tới việc phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ; tăng bất bình đẳng giới. Thừa nam, thiếu nữ là nguyên nhân làm tăng tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em. Chính vì vậy, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ MCBGTKS nhằm đưa tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ về mức bình thường dao động từ 102 - 106 trai/100 gái.
 
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Chi Cục trưởng Chi cục DS /KHHGĐ cho biết: Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS / KHHGĐ, kiểm soát có hiệu quả tình trạng MCBGTKS, nâng cao chất lượng dân số, tỉnh ta cần thực hiện một số giải pháp sau: Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 21, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành T.ư khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chương trình hành động số 21, ngày 24/4/2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 21; Quyết định số 545, ngày 26/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Đề án "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc nâng cao hiệu quả công tác dân số tỉnh Hòa Bình”. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện giải pháp nhằm giảm tỷ lệ MCBGTKS. Các huyện cần đề ra giải pháp cụ thể phù hợp với từng địa phương. Đẩy mạnh, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; tuyên truyền nhằm thay đổi hành vi giảm thiểu MCBGTKS. Cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai giải pháp MCBGTKS; thực hiện chính sách ưu tiên nữ giới, ưu tiên gia đình sinh con một bề là gái thực hiện tốt chính sách DS /KHHGĐ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện nhiệm vụ giảm thiểu MCBGTKS.

 

                                                                                                 Thu Thủy

 

Các tin khác


Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hướng tới xây dựng bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh

(HBĐT) - Trở lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình sau hơn 14 tháng xảy ra sự cố chạy thận nhân tạo không mong muốn, chúng tôi cảm nhận nhiều chuyển biến tích cực, không chỉ bởi cảnh quan xanh, sạch, đẹp hơn mà chính là sự thay đổi bên trong, đặc biệt là về hoạt động chuyên môn nhằm hướng tới xây dựng bệnh viện đa khoa hoàn thiện. Từ đầu tháng 7/2018, trung bình mỗi ngày có hơn 700 bệnh nhân đến khám và điều trị (trước đây trung bình có 400 - 500 bệnh nhân/ngày, sau sự cố chạy thận chỉ khoảng 300 bệnh nhân/ngày) cho thấy bệnh viện đang lấy lại được niềm tin của Nhân dân.

Hoạt động không đúng địa điểm ghi trong giấy phép, Phòng khám 182 Lương Thế Vinh bị phạt 10 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 15/8, Thanh tra Sở Y tế tỉnh đã tiến hành kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh của Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh (đơn vị trực thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội) tại Cung văn hóa tỉnh. Nơi đăng ký khám chữa bệnh của phòng khám là số 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Qua làm việc với đại diện phòng khám là bà Thái Thị Mỹ Lê, bà Lê đã không xuất trình được giấy phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Huyện Yên Thủy cấp trên 35.000 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Yên Thủy phối hợp với các đơn vị liên quan in và cấp 35.464 thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Chưa có kết luận nguyên nhân 42 người dân xã Kim Thượng bị lây nhiễm HIV

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS khẳng định chưa có cơ sở để kết luận về nguồn lây nhiễm HIV tại xã Kim Thượng, Tân Sơn, Phú Thọ.

Triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh động vật

(HBĐT) - Để chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi lây lan nhằm hạn chế thấp nhất sự gây hại của các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm, đảm bảo sức khỏe của cộng đồng, giảm thiệt hại cho kinh tế, Sở NN&PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh động vật từ ngày 15/8 - 15/9/2018.

Nếu đủ bằng chứng, Việt Nam sẽ loại bỏ thuốc diệt cỏ gây ung thư

Mỗi năm Việt Nam sử dụng tới 30.000 tấn thuốc diệt cỏ có hoạt chất glyphosate (hầu hết do Monsanto cung cấp) đang bị xác định là nguyên nhân gây ung thư. Nếu có bằng chứng rõ ràng, Việt Nam sẽ kiên quyết loại bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục