(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Nghị định quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính về ATTP gồm: 1 - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; 2 - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; 3 - Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; 4 - Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về ATTP; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

- Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;

- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;

- Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân.

P.V (TH)

 


Các tin khác


Hỗ trợ tỉnh Hòa Bình phòng, chống dịch bệnh động vật

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT xuất cấp không thu tiền vắc xin, hoá chất sát trùng từ nguồn hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ 6 địa phương để phòng chống dịch bệnh động vật do ảnh hưởng cơn bão số 3.

940 người nhiễm HIV/AIDS

(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến tháng 9/2018, toàn tỉnh có 940 người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó 95% người được quản lý và điều trị thuốc kháng virut ARV.

Mất ngủ kéo dài - Dùng thuốc gì?

Khi bị mất ngủ, người bệnh thường tự tìm kiếm các loại thuốc có trên thị trường, theo lời mách bảo, trên mạng… để uống với mục đích cải thiện chất lượng giấc ngủ cho mình mà ít khi đi khám và kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Người rối loại tiêu hóa ăn gì để cải thiện tình hình?

Rối loạn tiêu hóa tuy đơn giản, nhưng lại là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu kéo dài như: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, đi ngoài phân không ổn định lúc táo, lúc lỏng, lúc nát,… những triệu chứng này liên tục lặp lại sẽ khó chữa và nguy cơ bị các bệnh đường ruột nguy hiểm.

Trạm y tế xã Văn Sơn - nỗ lực vì sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2017, có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, các trang thiết bị y tế được đầu tư đầy đủ; đội ngũ y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm với công việc, những năm qua, trạm y tế xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, là địa chỉ tin cậy của nhân dân trên địa bàn.

3.265 người tham gia đăng ký hiến máu

(HBĐT) - Thực hiện "Chiến dịch những giọt máu hồng” tại tỉnh ta từ tháng 7/2018 đến nay, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh đã phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu T.ư, Bệnh viện 198 (Bộ Công an) tổ chức 8 đợt hiến máu tình nguyện tại các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, thành phố Hòa Bình và Liên đoàn Lao động tỉnh, Công an tỉnh. Kết quả có 3.265 người tham gia đăng ký hiến máu, tiếp nhận được 2.479 đơn vị, đạt 44% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục