(HBĐT) - Ngoài Trung tâm Y tế huyện thì huyện Lạc Sơn có 29 trạm y tế tuyến xã. Xã xa nhất cách trung tâm huyện trên 30 km đường đồi, núi. Do vậy, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nhằm giảm áp lực cho tuyến trên, giảm chi phí cho người bệnh và ngân sách Nhà nước.


Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn chia sẻ: Trung bình mỗi ngày, mỗi trạm y tế tuyến xã khám cho khoảng 20 lượt người. Nếu lượng bệnh nhân này không khám, chữa bệnh tuyến xã mà xuống huyện thì mất nhiều chi phí cho người bệnh và quỹ BHYT… Do vậy, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh là một trong nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn. Theo thống kê, đến nay, huyện Lạc Sơn có 18 xã đạt chuẩn giai đoạn 1 và 15 xã đạt chuẩn giai đoạn 2. Hiện còn 6 xã trạm y tế xuống cấp trầm trọng cần phải đầu tư nâng cấp là Ngọc Lâu, Chí Thiện, Chí Đạo, Tuân Đạo, Bình Chân và Định Cư. Hầu hết các trạm này được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước. Qua thời gian sử dụng không được nâng cấp sửa chữa nên đã dột nát, xuống cấp, không đủ điều kiện khám, chữa bệnh. Trong thời gian vừa qua, ngành y tế cũng được các cấp, ngành quan tâm, các trạm của huyện được đầu tư làm mái che tiêm chủng. Đối với trang thiết bị, theo tiêu chí chuẩn của ngành Y tế, mỗi trạm có 123 trang thiết bị để khám, chữa bệnh ban đầu. Phần lớn các trạm đều thiếu bình oxy, máy điện châm, bàn, ghế làm việc….


Qua các buổi khám, chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo, gia đình chính sách, các y, bác sĩ ở trạm y tế xã Liên Vũ (Lạc Sơn) được học hỏi nâng cao tay nghề.

"Muốn nâng cao chất lượng tuyến xã thì việc đầu tiên là con người. Cần phải nâng cao chất lượng chuyên môn và cách ứng xử của đội ngũ cán bộ y tế với người bệnh”, ông Hồng cho biết thêm. Hiện nay, tại tuyến xã ở huyện Lạc Sơn có 14/29 trạm y tế đã có bác sĩ. Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh ở những xã chưa có bác sĩ, Trung tâm Y tế huyện thực hiện việc luân chuyển bác sĩ từ trung tâm về xã mỗi tuần 2 ngày. Trung tâm cũng tạo điều kiện cho các trạm chưa có bác sĩ được đi đào tạo. Nhằm nâng cao tay nghề cho bác sĩ, y sĩ ở tuyến xã, hàng năm, Trung tâm Y tế huyện tổ chức thi kiểm tra kiến thức chuyên môn, đào tạo chứng chỉ hành nghề. Với những bác sĩ đang thực hiện khám, chữa bệnh ở tuyến xã hàng năm thực hành tay nghề tại các khoa, phòng của Trung tâm Y tế huyện.

Một trong những điều kiện để "hút” bệnh nhân tại tuyến xã là thái độ ứng xử. Ngoài việc chọn chuyên môn, Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn xây dựng kế hoạch tuyển chọn, sắp xếp những người có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt vào vị trí khám, chữa bệnh ban đầu. Ông Hồng cho biết thêm: Nói năng nhẹ nhàng, tư vấn sức khỏe đáp ứng được nhu cầu của người bệnh là một trong những tiêu chí quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh ban đầu. Người bị bệnh khi đến khám, chữa bệnh tại trạm y tế thường có tâm lý không ổn định, hay cáu gắt. Do vậy, người bác sĩ ngoài chuyên môn thì công tác giao tiếp, tư vấn sức khỏe, ứng xử để hài lòng người bệnh là điều kiện tiên quyết để giữ bệnh nhân ở tuyến cơ sở.


Việt Lâm

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục