(HBĐT) - Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp đã được các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt. Đặc biệt là việc đẩy mạnh thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, nhất là trong môi trường làm việc.

Đối với công nhân hút thuốc lá làm việc trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các ngành nghề có tiếp xúc với than, silicat, các loại hạt hay bụi bông trong ngành dệt may, khai thác mỏ, nông nghiệp, xay xát lúa… hay những nơi làm việc có chất gây dị ứng như platinum… rất dễ mắc các bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh hen suyễn. Nghiêm trọng hơn những công nhân tiếp xúc với khói diesel, các chất trong sản xuất công nghiệp (asbestos, random, arsenic..) mà hút thuốc lá rất dễ bị ung thư.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 600 cơ sở sản xuất, trong đó số người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động chiếm khoảng 30%. Số lao động thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp tập trung chủ yếu tại các đơn vị khai thác, chế biến đá, khai thác khoáng sản. Riêng ngành Y tế tại các đơn vị khám, chữa bệnh như nhân viên chụp X-quang, nhân viên trực tiếp khám, chăm sóc bệnh nhân lao, viêm gan…

Biết được các tác hại không nhỏ của khói thuốc lá đến sức khỏe của người lao động, các đơn vị, doanh nghiệp, xưởng sản xuất đã từng bước triển khai công tác vệ sinh lao động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, đặc biệt xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá. Trong đó tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên của các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường công tác thông tin, truyền thông về tác hại của thuốc lá đến người lao động; tiếp tục triển khai thực hiện công tác giám sát môi trường lao động; quản lý khám sức khỏe định kỳ, khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị sản xuất có sử dụng công nhân lao động trực tiếp.

Bên cạnh đó, việc quản lý và triển khai các hoạt động tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá gặp không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu hợp tác trong thực hiện luật và công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; ý thức của người lao động chưa cao; các hình thức xử phạt chưa được thực thi…

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, đoàn thể phối hợp với ngành Y tế tỉnh tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, nhất là trong lực lượng đoàn viên thanh niên nhằm thu hút sự quan tâm, tăng cường trách nhiệm và tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, hưởng ứng tích cực chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, xưởng sản xuất trên địa bàn tỉnh để hạn chế đến mức tối đa người lao động mắc bệnh nghề nghiệp liên quan đến tác hại của thuốc lá.


                                                                          Hồng Dung

                                                  (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục