(HBĐT) -Anh Bùi Văn Hải, xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình đến Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám. Nhiều ngày qua, anh Hải khổ sở vì đau răng lại thêm nhức chân răng. Anh cho biết, mình bị hôi miệng, viêm chân răng quanh năm. Điều trị vừa dứt được một thời gian, giờ lại tái phát. Bác sĩ cho biết anh bị viêm tuỷ răng kèm theo viêm quanh răng. Nguyên nhân theo bác sỹ do anh Hải hút thuốc lá lâu năm khiến toàn bộ hàm răng bị xỉn màu ố vàng và thường xuyên gặp các bệnh về răng miệng.


Cán bộ y tế khám, điều trị răng cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn. 

Thuốc lá gia tăng các bệnh về răng miệng

Ngoài hàm răng xỉn màu, hôi miệng do thuốc là thì những người hút thuốc lá còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh răng miệng khác. Hút thuốc lá đi kèm với uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn sẽ có sự tương tác hỗ trợ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khoang miệng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng cao gấp 27 lần và ung thư thanh quản gấp 12 lần so với những người không hút thuốc, không tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc.

Ung thư khoang miệng là căn bệnh ác tính xếp thứ 6 trong tổng số ung thư toàn thế giới. Ung thư khoang miệng bao gồm: lưỡi di động, sàn miệng, lợi hàm dưới, lợi hàm trên và vòm miệng phần cứng, niêm mạc má trong, khe liên hàm, môi dưới, môi trên và mép. Ung thư khoang miệng có thể xảy ra ở bất cứ phần nào kể trên.

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư khoang miệng

Hầu hết các bệnh nhân ung thư khoang miệng không có cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, triệu chứng đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra.

Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu khác mà nếu người bệnh chịu khó để ý cũng có thể tự phát hiện ra, như:

Xuất hiện các vết loét, sùi ở các bộ phận bên trong khoang miệng như lưỡi, niêm mạc má, lợi... nhưng không dễ khỏi dù đã uống thuốc điều trị. Nếu có biểu hiện này trong vòng 2 tuần mà không khỏi thì bạn cần phải nghĩ đến khả năng ung thư khoang miệng; xuất hiện điểm sưng tấy hoặc nổi u bên trong khoang miệng; cảm giác khó nuốt, khó phát âm; cảm giác tê dại hoặc mất cảm giác ở điểm nào đó bên trong khoang miệng; xuất hiện các nốt màu đỏ, màu trắng bên trong khoang miệng.

Biện pháp phòng ngừa ung thư khoang miệng

Để phòng bệnh ung thư miệng, chúng ta nên áp dụng theo các biện pháp sau: Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày; tiêm vaccine phòng ngừa HPV; chú ý ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Quan trọng nhất để phòng, chống bệnh ung thư khoang miệng không hút thuốc và hãy từ bỏ ngay thuốc lá đối với những người đang hút thuốc, hạn chế tối đa bia, rượu vì sức khỏe của chính bạn và những người xung quanh.

                                               Thu Hương (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)


Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục