Áp phích tuyên truyền về tác hại của thuốc lá tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình.
Nhận thức rõ tác hại của thuốc lá với sức khoẻ con người cùng với việc thực thi Luật PCTHTL, Ban chỉ đạo PCTHTL tỉnh đã xây dựng kế hoạch PCTHTL năm 2018 với mục đích nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng về tác hại của thuốc lá và các quy định của luật, PCTHTL cho người dân, từ đó tăng cường việc thực thi Luật PCTHTL và triển khai mô hình môi trường không khói thuốc tại những nơi theo quy định của Luật tại tỉnh Hòa Bình.
Theo kế hoạch, năm 2018, tỉnh tập trung vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc, các quy định của Luật PCTHTL và các văn bản hướng dẫn thực hiện bằng các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng. Tăng cường thực hiện quy định về môi trường không khói thuốc, đánh giá tình hình các hoạt động PCTHTL; thanh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện luật PCTHTL và các văn bản hướng dẫn.
Các chỉ tiêu cụ thể gồm: 100% lãnh đạo tỉnh, thành phố và các sở, ban, ngành, địa phương hiểu biết về quy định của Luật PCTHTL;97% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 70% người dân tại cộng đồng hiểu biết về một số bệnh liên quan đến thuốc lá; 60% cơ quan hành chính của tỉnh thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc; 70% trường mẫu giáo và tiểu học thực hiện quy định nghiêm cấm hút thuốc trong khuôn viên trường học; 100% bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện có quy định cấm hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện, trong đó 60% bệnh viện thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc trong khuôn viên bệnh viện...
Để đạt được những mục tiêu trên, Ban chỉ đạo tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động và chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác hằng năm. Chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về PCTHTL. Tập huấn xây dựng môi trường không khói thuốc lá cho các sở, ban, ngành; tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp tại bệnh viện, trường học, cơ quan, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn; tổ chức các buổi tọa đàm, các buổi tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ tại một số địa phương... Đẩy mạnh giám sát, thanh, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định về PCTHTL trên địa bàn. Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của tỉnh và các huyện, thành phố làm nhiệm vụ giám sát, tổng hợp, đánh giá các hoạt động PCTHTL và báo cáo tiến độ thực hiệnbao gồm kết quả đạt được, những tồn tại, đưa ra đề xuất cho Ban chỉ đạo PCTHTL của tỉnh.
Thùy Dung
(Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)
Dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hiện đã được triển khai thí điểm điều trị PrEP tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 10 cơ sở, điều trị cho hơn 2000 khách hàng. Dự kiến, năm 2019 dịch vụ này sẽ mở rộng ra 11 tỉnh, thành phố.