Kế hoạch đề ra mục tiêu chung: Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATTP từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn; phát huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, vai trò tiên phong của các doanh nghiệp và sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhân dân. Kiểm soát chất lượng ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm trên địa bàn tỉnh; phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
Mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về ATTP; Nâng cao kiến thức pháp luật và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng; Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 được Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đề ra là: Các cấp ủy Đảng, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý Nhà nước về ATTP; chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản của T.Ư, Chính phủ về ATTP.
Các Sở: Y tế, NN&PTNT, Công Thương phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyền thông trực tiếp cho các nhóm đối tượng; công khai danh sách các cơ sở không đủ điều kiện ATTP, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cơ sở xếp loại A/B/C; cơ sở sản xuất - kinh doanh nông, lâm, thủy sản đảm bảo ATTP, được chứng nhận VietGap, được xác nhận sản phẩm an toàn. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP; hoạt động giám sát ô nhiễm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm.
Phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Hội Nông dân, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật và khoa học về ATTP cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đoàn viên, hội viên; xây dựng các câu lạc bộ về sản xuất, sử dụng thực phẩm an toàn; phát động các phong trào thi đua, tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; quan tâm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP các cấp...
Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đề nghị các Sở: Y tế, NN&PTNT, Công Thương, UBND các huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thiết lập và thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng về ATTP để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh những hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không đảm bảo an toàn, các vụ ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.
P.V
Tay của nhân viên y tế chứa nhiều vi khuẩn làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân hoặc lây chéo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.