Việt Nam là một trong các nước thuộc khu vực có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới, từ 10 - 20%. Tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B trên phụ nữ mang thai cũng rất cao từ 9,5 - 13%.

Việt Nam phấn đấu loại trừ viêm gan B từ mẹ sang con

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con do Bộ Y tế tổ chức ngày 8-1.

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, năm 2015, Việt Nam có khoảng 8,7 triệu trường hợp viêm gan virus B mạn tính, 23.500 trường hợp tử vong liên quan đến gan, 22.700 trường hợp ung thư gan và 31.700 trường hợp xơ gan.

Trong ba con đường lây truyền virus viêm gan B, tỷ lệ nhiễm do lây truyền dọc từ mẹ sang con chiếm phần lớn.

Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan virus B có thể truyền cho con khi mang thai, khi chuyển dạ và một thời gian ngắn sau đẻ. Trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 1%, nếu mẹ bị bệnh ở ba tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ lây nhiễm sang con là 10% và sẽ tăng cao tỷ lệ lây nhiễm sang con tới 60 - 70% nếu mẹ bị mắc bệnh ở ba tháng cuối của thai kỳ. Ước tính, khoảng 5-10% nguy cơ nhiễm viêm gan B xảy ra cho thai nhi trong tử cung do virus xâm nhập qua gai rau bị tổn thương.

"Trên thực tế vẫn có khoảng 10 - 20% trẻ sinh ra từ mẹ có virus viêm gan B dương tính vẫn bị nhiễm bệnh viêm gan B sau khi sinh, mặc dù đã được tiêm phòng vaccine viêm gan B. Lây truyền viêm gan B trong quá trình chuyển dạ và khi đẻ là nguyên nhân phổ biến trong cơ chế lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Trong số những trẻ nhiễm viêm gan B do lây truyền từ mẹ sang, có tới 90% trẻ có nguy cơ chuyển thành viêm gan mạn tính”, ông Vinh cho hay.

Hiện nay, hoạt động dự phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con hiện gặp nhiều thách thức. Tỷ lệ bao phủ liều vaccine viêm gan B sau sinh chưa cao, thậm chí giảm xuống trong những năm qua do trong quá trình tiêm đã gây ra sự dè dặt trong tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B.

Hoạt động điều trị thuốc kháng virus cho phụ nữ có tải lượng virus viêm gan B chưa có hướng dẫn về xét nghiệm và điều trị tại các cơ sở y tế. Xét nghiệm virus viêm gan B cho phụ nữ trước sinh đã được triển khai tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương và tỉnh. Tuy nhiên, việc xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B cho phụ nữ mang thai chưa được coi là xét nghiệm thường quy trong gói chăm sóc trước sinh. Bộ Y tế cũng chưa có quy định về việc kiểm soát nhiễm virus viêm gan B cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030.

Ông Nguyễn Đức Vinh cho biết, ngành y tế sẽ áp dụng cách tiếp cận chăm sóc liên tục và tiếp cận bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó xác định gói can thiệp thiết yếu hiệu quả, bảo đảm cho mọi đối tượng có thể tiếp cận được khi có nhu cầu; bảo đảm tính bền vững của chương trình can thiệp loại trừ viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con trên cơ sở đẩy mạnh phối hợp, lồng ghép và cung cấp theo gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Đồng thời, ngành y tế sẽ tăng cường năng lực của hệ thống y tế sẵn có và chất lượng của mạng lưới cung cấp dịch vụ đi đôi với tăng cường mức độ sử dụng dịch vụ của người dân thông qua truyền thông, giáo dục sức khỏe, hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con được liên tục và thuận tiện; ổn định và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế làm công tác sức khỏe sinh sản các cấp về can thiệp dự phòng lây truyền viêm gan B…

Để giảm nguy cơ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, ông Nguyễn Đức Vinh khuyến cáo tất cả phụ nữ trong lần khám đầu tiên trước khi chuẩn bị mang thai đều nên làm xét nghiệm xác định virus viêm gan B và xét nghiệm lại trong thai kỳ nếu cần thiết. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm viêm gan B có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động (tỷ lệ bảo vệ trên 90%).

 

                                                                                                                  Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Phòng khám Đa khoa khu vực đường 21 vẫn duy trì khám, chữa bệnh cho nhân dân

(HBĐT) - Vừa qua, cử tri huyện Lương Sơn đề nghị: Cấp có thẩm quyền chỉ đạo Phòng khám Đa khoa khu vực đường 21 (địa điểm khu Chợ Bến, xã Cao Thắng - Lương Sơn) tiếp tục hoạt động để phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Bị bầm dập, lóc da bàn tay vì thay bình gas mini khi ăn lẩu

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các bác sỹ của bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị tổn thương bàn tay trong tình trạng nặng như: dập và lóc da, bầm dập nặng phần mềm bàn tay.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là bà mẹ, trẻ em

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch hành động về dinh dưỡng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 với mục tiêu chung là: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em thông qua các giải pháp can thiệp phù hợp với tình hình địa phương, ưu tiên các vùng có nhiều khó khăn nhằm tiếp tục giảm sự khác biệt giữ các khu vực trong tỉnh trong chăm sóc dinh dưỡng và cải thiện tầm vóc.

Tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng quyền lợi cao hơn

Người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên, nếu khám chữa bệnh đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.

Hội CTĐ huyện Yên Thủy tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa

(HBĐT) - Triển khai các hoạt động thiện nguyện hướng về người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, ngày 30/12/2018, Hội CTĐ huyện Yên Thủy, CLB thiện nguyện "Vì trái tim trẻ thơ" huyện Yên Thủy đã tổ chức trao 135 suất cháo dinh dưỡng cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.


Ngành Y tế lấy lại niềm tin của nhân dân

(HBĐT) - Sự cố chạy thận nhân tạo đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ngày 29/5/2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh mất nhiều thời gian, công sức để khắc phục hậu quả và đến nay vẫn chưa dứt điểm. Ngày 11/5/2018, 5 bác sĩ và điều dưỡng bị khởi tố về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến việc đưa thuốc BHYT ra khỏi bệnh viện để bán cho bên ngoài. Những sự việc này ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngành Y tế và công tác chuyên môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục