Tay của nhân viên y tế chứa nhiều vi khuẩn làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân hoặc lây chéo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.


Nhân viên y tế rửa tay bằng hệ thống labo rửa tay thông minh không chạm, bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có 1,4 triệu người mắc nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế. Các nước phát triển, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 5-10%, trong khi đó các nước đang phát triển tỉ lệ này cao hơn 2-20 lần.

Nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết liên quan đến chăm sóc y tế là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh. Nhiễm khuẩn làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện, tăng chi phí điều trị và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, con số thống kê mới nhất đến năm 2016, tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện đã giảm 2/3 so với năm 1999. Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay vào khoảng 5,8%. Mặc dù tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện có giảm nhưng các bệnh viện vẫn chưa quan tâm đúng mức công tác giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, chỉ có 35,29% số bệnh viện có bộ phận giám sát chuyên trách.

PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết: Việc nâng cao ý thức của cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân trong vệ sinh bàn tay là quan trọng hàng đầu. Bàn tay của nhân viên y tế cần đảm bảo sạch nhất, vì thế các bệnh viện giám sát chặt chế độ rửa tay xà phòng dưới vòi nước và rửa tay sát trùng.

Tuy nhiên, việc thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở y tế tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, phụ thuộc không chỉ vào trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhất là thái độ, kiến thức, thói quen của nhân viên y tế. Đặc biệt, kiểm soát nhiễm khuẩn đều do bệnh viện tự bỏ kinh phí, không được tính vào BHYT.

Tần suất tuân thủ vệ sinh tay giữa bác sĩ, hộ lý, điều dưỡng, thì bác sĩ là nhóm có tần suất tuân thủ vệ sinh tay thấp nhất, trong khi hộ lý là nhóm tuân thủ cao nhất trong bệnh viện. Việc phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện trước hết cần sự thay đổi trong thói quen, nhận thức của chính những nhân viên làm trong môi trường bệnh viện, nơi hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc với rất nhiều loại mầm bệnh và nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

5 thời điểm cần vệ sinh tay ở mỗi lần chăm sóc bệnh nhân gồm trước khi tiếp xúc bệnh nhân, trước khi làm thủ thuật vô trùng, sau khi phơi nhiễm với dịch tiết bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tiếp xúc với vật dụng xung quanh bệnh nhân.

 

                                                                                     Theo báo Lao Động

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục