(HBĐT) - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, thị trường hàng hóa dồi dào đón thời điểm kinh doanh, buôn bán sôi động nhất của năm. Trong lúc này, người tiêu dùng thực phẩm đang cân nhắc, quan tâm sao cho việc mua sắm được đầy đủ, tươm tất lúc giá cả không nhiều biến động. Mặc khác, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng ATTP, bởi liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.


Cũng như nhiều gia đình rục rịch mua sắm hàng hóa Tết, bà Nguyễn Thị Hoàn ở tổ 5, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) đã mua dần một số mặt hàng thiết yếu như gạo nếp để đồ xôi và gói bánh chưng, mấy cân gạo tẻ ngon, măng khô, bánh đa nem, miến dong, mộc nhĩ, nấm hương... Theo bà Hoàn, giờ cái gì cũng có sẵn ở chợ nhưng do có thời gian chuẩn bị, tránh tình trạng cập rập thì nên mua trước một số đồ. Ngoại trừ thực phẩm tươi, bảo quản ngắn ngày như thịt bò, lợn, cá, gà, rau thì cần đến áp Tết mới mua.

Chị Bùi Thị Thu ở khu 3, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chia sẻ: Từ rằm tháng chạp trở đi là phải lo mua sắm Tết cho gia đình rồi. Phương châm của tôi là chi tiêu tiết kiệm, hợp lý, mua sắm cần và đủ. Những thứ không thể không có là bánh, mứt, kẹo, rượu, bia. Cận Tết thì mua một số thực phẩm tươi như thịt, tôm, giò, chả... Kinh nghiệm mọi năm vào dịp Tết, tôi mua sớm các loại bánh, mứt, nước ngọt, bia thời hạn sử dụng được lâu. Muốn đồ ăn thực phẩm tươi ngon thì tầm 28 - 29 Tết tôi mới sắm. Đặc biệt là tôi chỉ tin tưởng mua ở đại lý, cửa hàng lớn, uy tín. Thực phẩm tươi sống lại càng phải lưu ý mua ở chỗ quen, biết được nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.


Lực lượng liên ngành thành phố Hòa Bình kiểm tra, nhắc nhở hộ kinh doanh tại chợ Nghĩa Phương thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực tế hiện nay, còn nhiều người tiêu dùng, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình chưa yên tâm về hàng hóa, thực phẩm Tết. Điều này đặt ra những trăn trở đối với các cơ quan chức năng và cả cộng đồng, bởi gần đây còn nhiều vụ việc liên quan đến mất VSATTP được phát hiện và xử lý. Nổi cộm là các vi phạm về sử dụng hàn the, foocmon trong sản xuất, chế biến giò, chả; vi phạm về việc không đảm bảo chất lượng ATTP đối với một số mặt hàng bánh, kẹo, rượu, bia... Năm 2018, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản đã lấy 351 mẫu nông sản, thực phẩm để kiểm nghiệm, bao gồm các mẫu thịt, thịt gà, rau, chè, miến dong, quả sấy, thịt chua, tôm nguyên liệu, mầm đậu nành, đậu tương, củ dầm dấm, nước mắm, cháo sen, ớt bột, tương ớt... Kết quả, xác định 24 mẫu vi phạm về ATTP, chiếm tỷ lệ 6,8%. Cụ thể, vi phạm với 2 mẫu rau, 7 mẫu thủy sản, 3 mẫu quả, 9 mẫu giò chả, 3 mẫu bột ớt. Đáng chú ý, qua kiểm định 9 mẫu giò, chả có chất cấm hàn the và chất bảo quản nhóm Benzoat.

Trong tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết 2019, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý hàng chục vụ vi phạm về ATTP với các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; sản xuất thực phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định pháp luật; sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, không đáp ứng kiến thức ATTP theo quy định; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Huy động sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong việc đảm bảo chất lượng ATTP phục vụ nhân dân đón Tết, vui xuân an toàn, đồng thời ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển và cạnh tranh lành mạnh của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh đang triển khai công tác bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm. Tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Theo đó, từ ngày 1/1 - 25/3/2019, trên phạm vi toàn tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động truyền thông, kiểm tra liên ngành. Đẩy mạnh tuyên truyền đến người tiêu dùng thực phẩm thời điểm trước, trong và sau Tết về cách chọn mua thực phẩm an toàn; hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm trước khi mua; chế biến thực phẩm an toàn; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh; không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc, hỏng. Đặc biệt, phòng ngừa ngộ độc rượu, ngộ độc nấm trong dịp Tết. Với lực lượng liên ngành sẽ kiểm tra trọng tâm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết như thịt, các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm... và các cơ sở dịch vụ ăn uống.


Bùi Minh


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục