(HBĐT) - Từ tháng 3/2019, trên toàn quốc có 188 cơ sở điều trị HIV cấp phát thuốc ARV thông qua BHYT. Cục Phòng chống HIV/AIDS chọn triển khai 5 cơ sở ở tỉnh Hòa Bình điều trị cho 906 người, chiếm 90% người nhiễm HIV trong toàn tỉnh. Đây cũng được xem là điều kiện hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS.


Nhiều năm qua, cơ sở cấp phát thuốc Methadone huyện Lạc Sơn đáp ứng tốt cho người nghiện ma túy trên địa bàn.

Nhiễm HIV từ năm 2009, suốt 10 năm qua, anh Nguyễn Quang T., 39 tuổi, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) phải điều trị bằng thuốc ARV. Mới đây, với chủ trương cấp phát thuốc ARV thông qua BHYT chi trả, anh được thêm nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Dù có thêm thủ tục BHYT, nhưng toàn bộ quy trình khám và cấp phát thuốc vẫn không khác so với trước đây. Anh T. cho biết: Trước đây, thuốc được hỗ trợ từ chương trình khác thì nay vẫn như thế, chỉ phải xuất trình thêm thẻ BHYT, không có sự phiền hà nào. Tương tự, quá trình cấp phát thuốc ARV thông qua BHYT của anh Trần Văn P., 40 tuổi, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) cũng khá đơn giản và thuận lợi. Anh P. cho biết: Tôi có nghe các bạn cùng điều trị băn khoăn về các loại thủ tục nhận thuốc ARV bằng thẻ BHYT, nhưng thực tế trải qua thì tôi thấy cũng không có gì đáng ngại, thậm chí có thẻ BHYT mình còn có thể đi khám bệnh khác được nữa, lợi nhiều hơn hại.

 Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống bệnh tật tỉnh cho biết: Hiện, toàn tỉnh có 957 người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý. Trong đó có 906 người đang được điều trị ARV. Trong những năm qua, công tác phòng, chống và điều trị HIV/AIDS luôn được tỉnh quan tâm. Từ năm 2016 đã triển khai chi trả khám, chữa bệnh BHYT gồm: công khám, thuốc nhiễm trùng cơ hội, xét nghiệm cơ bản cho người nhiễm HIV. Năm 2018 tiến hành thanh toán BHYT cho xét nghiệm tải lượng vi rút HIV. Đối với người nhiễm HIV, ngân sách của tỉnh đã hỗ trợ mua cho các đối tượng khó khăn không có thẻ BHYT. Ngoài ra, tiếp tục hỗ trợ 20% chi phí khám và điều trị cho những người có thẻ BHYT. Như vậy, các bệnh nhân trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Đến thời điểm này, tỉnh đã triển khai việc điều trị, cấp phát thuốc ARV thông qua BHYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Còn lại những cơ sở khác đang triển khai, dự kiến đến hết tháng 3/2019 hoàn thành. Nguyên nhân do nguồn thuốc qua BHYT có ít. Cơ sở cấp phát thuốc chỉ cấp 15 ngày để đảm bảo đủ thuốc, không để bệnh nhân đứt liều. Do nguồn thuốc ít nên chỉ cấp thuốc cho trẻ dưới 15 tuổi, bệnh nhân sử dụng phác đồ bậc 2 (những trường hợp kháng thuốc) và những bệnh nhân phác đồ lẻ.   

HIV/AIDS là bệnh mạn tính, phải điều trị liên tục, suốt đời, chi phí lớn. Điều trị sớm và tuân thủ điều trị sẽ giúp người nhiễm HIV sống lâu, khỏe mạnh và ngăn ngừa khả năng lây truyền HIV ra cộng đồng. Chi phí thuốc ARV và các chi phí khám bệnh, xét nghiệm định kỳ cũng khá cao. Đối với người đang điều trị theo phác đồ 1 chi phí thuốc ARV từ 3 - 5 triệu đồng, phác đồ 2 từ 7 - 14 triệu đồng. Đó là chưa kể các chi phí khác. Người sống với HIV có xác suất mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cao hơn người không có HIV. Vì vậy, việc khám bệnh, chữa bệnh cho người có HIV thông qua quỹ BHYT chi trả là giải pháp giảm gánh nặng tài chính trong chăm sóc sức khỏe, giúp họ đảm bảo việc điều trị liên tục và lâu dài.

                                                                                                 Việt Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục