(HBĐT) - Nằm ở trung tâm huyện, trạm y tế thị trấn có chức năng, nhiệm vụ như trạm y tế xã. Tuy nhiên, do nằm gần Trung tâm Y tế huyện nên từ khi triển khai thông tuyến khám, chữa bệnh thì người dân không "mặn mà” với các trạm y tế thị trấn.

Thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) có 12 khu dân cư với trên 1.200 hộ, hơn 6.000 nhân khẩu. Trạm y tế thị trấn có 8 cán bộ, nhân viên. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, trong những năm qua, Trạm y tế thị trấn Hàng Trạm được đầu tư hạ tầng, trang thiết bị máy móc, vật tư y tế đầy đủ, đảm bảo việc khám, chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Ngoài công tác khám, chữa bệnh, Trạm lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, tăng cường truyền thông trên hệ thống truyền thanh, tuyên truyền lồng ghép với tư vấn giáo dục sức khỏe, tuyên truyền phòng, chống dịch…; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ở cơ sở kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất và chế biến thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, chị Bùi Thị Thu Huế, Trưởng trạm y tế thị trấn Hàng Trạm cho biết: Hiện tại, mỗi tháng, Trạm chỉ khám, điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân, còn lại bệnh nhân khám theo chương trình mục tiêu quốc gia. Hầu hết, bệnh nhân trực tiếp đến Trung tâm Y tế huyện để khám, chữa bệnh. Những bệnh nhân đến Trạm khám chủ yếu là người già yếu, không thể đi lại được.

Cạnh thị trấn Hàng Trạm là 2 xã Phú Lai và Yên Lạc cũng trong hoàn cảnh tương tự. Chị Hà Thị Tình, Trưởng trạm y tế xã Phú Lai cho biết: Do không được khám BHYT, nên số bệnh nhân đến trạm rất ít. Mỗi tháng khám tiêm chủng, sàng lọc… chỉ khoảng 200 bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám chủ yếu nhà gần trạm, già yếu không đi xa được… Chị Bùi Thị Trung Kiên, Trưởng trạm y tế xã Yên Lạc cho biết: Hiện nay, xã có hơn 6.000 nhân khẩu, là vùng ngoài, giáp trung tâm huyện nên lượng bệnh nhân đến trạm khám chỉ dưới 50 người/tháng. Với dân số trên 6.000 người, trung bình một năm, Trạm khám cho khoảng hơn 1.000 bệnh nhân ở tất cả các chương trình. Qua tìm hiểu, hiện tại, 3 xã, thị trấn này chưa được khám BHYT nên lượng bệnh nhân đến trạm rất ít.

Chiều 15/3, chúng tôi đến Trạm y tế thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). Khuôn viên Trạm khang trang, rộng rãi, đủ các phòng nhưng không có bệnh nhân nào, chỉ có y sỹ trực. Chị Đinh Thị Vân, Trưởng trạm y tế thị trấn Kỳ Sơn cho biết: Thị trấn có hơn 2.000 nhân khẩu. Trạm y tế đã được khám BHYT. Mỗi tháng, Trạm khám cho khoảng trên 100 lượt bệnh nhân. Trung bình mỗi ngày khám 4-5 người. Chủ yếu là người già bệnh mãn tính như cao huyết áp. Như ngày hôm nay có 5 bệnh nhân đến khám và không có ai lưu trú tại Trạm. Do ngay trung tâm huyện, nên rất ít bệnh nhân đến khám, điều trị. Không chỉ có Trạm y tế thị trấn Kỳ Sơn, Hàng Trạm mà một số trạm y tế thị trấn trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Bộ Y tế xác định, BHYT là cơ chế tài chính y tế quan trọng cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện BHYT toàn dân, y tế cơ sở phát triển, người có thẻ BHYT được tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh ngay tại địa bàn sinh sống thay vì phải đi lên tuyến trên. Tiếp cận dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở không chỉ giảm tải cho tuyến trên, giảm chi phí cho người dân và chi phí xã hội, mà còn là cơ hội để được khám, chữa bệnh kịp thời, tăng hiệu quả điều trị, hạn chế các biến chứng nặng của bệnh.

Để thu hút bệnh nhân đến với tuyến xã, thị trấn, ngành Y tế đã đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các trạm y tế như: Nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức trạm y tế xã bằng cách luân phiên làm công tác chuyên môn tại các khoa lâm sàng của Trung tâm Y tế huyện, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề do các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện tổ chức để cập nhật kiến thức. Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ, nhân viên y tế tuyến xã các chuyên đề về cấp cứu, bệnh mãn tính, quản lý các chương trình y tế… Triển khai mô hình phòng khám bác sỹ gia đình tại các trạm y tế có đủ điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động khám, chữa bệnh, từng bước thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân và hộ gia đình. Đó là điểm "hút” bệnh nhân của tuyến y tế cơ sở, nhất là trạm y tế xã, thị trấn.

Việt Lâm


Các tin khác


Sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề về giới tính, SKSS vị thành niên

(HBĐT)- Chiều ngày 15/3/2019, trường Tiểu học – THCS Cao Dương(huyện Lương Sơn) đã tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề "Tuyên truyền giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên" Cho học sinh khối lớp 9.

Bắc Ninh xét nghiệm miễn phí sán lợn cho học sinh mầm non

Hàng trăm trẻ ở xã Thanh Khương và Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) được lấy mẫu máu để gửi đến bệnh viện trung ương xét nghiệm.

Nâng cao y đức, y thuật góp phần củng cố niềm tin của bệnh nhân

(HBĐT) - Từ Đơn nguyên Thận nhân tạo thuộc Khoa hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh (BVĐK tỉnh), sau sự cố y khoa khiến 9 bệnh nhân tử vong khi chạy thận nhân tạo, ngày 29/5/2017, với sự quan tâm của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự nỗ lực của Ban Giám đốc và tập thể CB,CC Bệnh viện, sau gần 11 tháng tích cực chuẩn bị, ngày 23/3/2018, Khoa Thận nhân tạo đã chính thức đi vào hoạt động.

Vụ trẻ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh: 209 trường hợp kết quả dương tính

Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới, người mắc bệnh thường liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Khi đàn ông vào bếp

(HBĐT) - "Muốn ăn thì lăn… vào bếp”! Đó là câu cửa miệng mà tôi thường được nghe từ những người đàn ông mà tôi quen biết có thú vui vào bếp chế biến các món ăn phục vụ gia đình. Có người cho rằng: Phàm những người đàn ông thích nội trợ thì không lo được những việc lớn và cơ bản là… khó tính, khắt khe với vợ con. Tuy nhiên thực tế không hẳn vậy.

Đồ ăn vặt cổng trường - tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Những món hoa quả dầm, những chiếc kẹo xanh, đỏ bắt mắt… là những món đồ ăn vặt đang được bày bán tràn lan tại các cổng trường tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh. Không có nguồn gốc, không được kiểm chứng, những món ăn này thực sự là mối đe dọa về vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với trẻ nhỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục