Bà lang Nguyễn Thị Mến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) kế thừa và phát triển bài thuốc của gia đình chữa bệnh thận và lupus ban đỏ hiệu quả
Ông Nguyễn Đình Lương, Chủ tịch Hội Đông y huyện cho biết: Hoạt động đông y trên địa bàn huyện những năm gần đây có bước phát triển. Huyện đã hoàn thiện hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ tuyến huyện đến cơ sở. Trung tâm Y tế huyện có Khoa Đông y khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; 70% trạm y tế xã, thị trấn triển khai khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Toàn huyện có 3 cơ sở hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân được cấp phép hoạt động. Ngoài ra, còn có nhiều lương y, ông lang, bà mế có bài thuốc gia truyền, khám chữa bệnh bằng thuốc nam tại gia đình với phương châm "Thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, chữa bệnh tại nhà” theo yêu cầu của người bệnh từ khắp các tỉnh, thành phố. Trên địa bàn huyện đã có nhiều cơ sở hành nghề y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc gia truyền, chữa bệnh hiệu quả, được nhiều bệnh nhân trong và ngoài huyện biết đến.
Đặc biệt, một số trạm y tế đã phối hợp khám, điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại đạt kết quả tốt. Số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và nhà ông lang, bà mế ngày càng tăng. Một số bệnh như: đau thần kinh tọa, đau đầu, đau lưng, mất ngủ, đau nhức cơ bắp được các cơ sở y học cổ truyền điều trị bằng các biện pháp không dùng thuốc như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… đạt hiệu quả trên 80%. Các bệnh về thấp khớp, viêm gan, sỏi thận, viêm xoang, u nang, phong thấp, sai khớp, gãy xương kín… được điều trị bằng đông y đạt kết quả tốt.
Theo số liệu thống kê của Hội Đông y huyện, giai đoạn 2014 - 2018, toàn huyện có 109.013 lượt bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đông y với gần 870 nghìn thang thuốc các loại; hơn 12 nghìn lượt bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
Để nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh bằng đông y, hội viên Hội Đông y huyện thường xuyên điều tra, sưu tầm các cây thuốc quý, bài thuốc hay. Đặc biệt, Hội Đông y huyện đã tổ chức các hội thảo, cuộc thi, lựa chọn được hàng chục bài thuốc gia truyền quý, tiêu biểu để lưu giữ và phát triển.
Chủ tịch Hội Đông y huyện cho biết thêm: Hội Đông y huyện đã tuyên truyền, vận động hội viên quan tâm thực hiện tốt công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến dược liệu theo hướng bền vững, tránh để bị thất truyền bài thuốc hay. Chủ động cung ứng thuốc nam tại chỗ để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phong trào xây dựng "vườn thuốc nam, tủ thuốc xanh” tại gia đình được nhiều người dân quan tâm thực hiện. Tính đến nay, toàn huyện có trên 100 tủ thuốc xanh tại các gia đình hội viên. Hội Đông y các xã, thị trấn củng cố vườn thuốc nam tại trạm y tế, tập trung nuôi trồng nhiều loại cây thuốc quý như: khôi nhung, kim ngân, nghệ vàng, nghệ đen, xạ đen, xạ can, đơn đỏ, bồ công anh… Trung bình mỗi năm, toàn huyện thu hái khoảng 20 tấn dược liệu để chế biến hàng nghìn thang thuốc. Hoạt động đông y trên địa bàn huyện đã và đang phát huy tốt vai trò bảo tồn, thừa kế, phát triển y dược cổ truyền, góp phần tích cực chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là ở các vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.
Hàng trăm trẻ ở xã Thanh Khương và Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) được lấy mẫu máu để gửi đến bệnh viện trung ương xét nghiệm.