(HBĐT) -Sau một thời gian nắng nóng như mùa hè, những ngày gần đây, nhiệt độ bỗng hạ thấp đột ngột, trời trở lạnh có nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhất là đối với trẻ nhỏ. 


Chỉ sau một ngày thay đổi thời  tiết, cháu Bùi Khánh Ly, 3 tuổi ở xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) phải nhập viện vì viêm phổi.

Vào những ngày này, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh lúc nào cũng chật cứng trẻ nhập viện. Tại phòng cấp cứu thuộc Khoa Nhi, chị Triệu Thị Thu ở xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đang làm khí dung cho cháu Bùi Khánh Ly. Chị Thu cho biết: Cháu nhà tôi năm nay đã 3 tuổi, nhưng mỗi lần thay đổi thời tiết thì bị viêm phổi, viêm phế quản. Mấy hôm trước, trời đang nóng, oi bức chuyển đột ngột sang lạnh nên cháu bị ho ngay. Về đêm càng ho nhiều, có lúc khó thở nên đưa cháu đưa đi cấp cứu ngay. Mỗi năm cháu 2 - 3 lần bị như này. Nằm cạnh cháu Ly là cháu Nguyễn Hữu Lâm, 20 tháng tuổi ở xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đang dùng máy thở oxy. Anh Nguyễn Hữu Nho, bố cháu Lâm cho biết: Cháu nhà tôi cũng thường xuyên bị viêm phổi và viêm phế quản dị ứng. Vào thời điểm thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng là cháu bị bệnh. Cách đây nửa tháng, cháu bị ho, sốt nặng phải nằm viện điều trị một tuần mới khỏi. Cách đây vài ngày, khi thời tiết thay đổi, cháu bị lại. Đêm qua thấy ho nhiều, sốt và khó thở quá tôi đưa cháu vào luôn đây cho yên tâm.

Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Ninh Duy Kiên, Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Trong dịp này, lượng bệnh nhân vào Khoa tăng đột biến, gấp khoảng 15 - 20% bệnh nhân ngày thường. Khoa có hơn 80 giường bệnh, có lúc phải nằm ghép đôi mới đủ chỗ. Bệnh nhân nhi nhập viện chủ yếu là bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, bệnh miễn dịch dị ứng thời tiết như nổi mẩn, hen. Ngoài ra, còn một số bệnh về truyền nhiễm như viêm não, cúm…  Nguyên nhân chính là do thời tiết thay đổi đột ngột, trẻ không kịp thích nghi với môi trường.

Bác sĩ Ninh Duy Kiên khuyến cáo: Để phòng tránh bệnh do thay đổi thời tiết, các bậc phụ huynh cần phải đảm bảo nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời, giữ ấm phòng ở cho các cháu. Lúc nóng sử dụng điều hòa, quạt máy cho trẻ cũng cần thận trọng. Việc cho trẻ nằm quạt máy, trong phòng lạnh rồi đột ngột ra ngoài trời nóng hoặc ngược lại rất dễ khiến trẻ bị mắc các chứng bệnh đường hô hấp do khí hậu thay đổi quá nhanh. Khi ra ngoài mặc áo ấm, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và dùng đồ nóng. Tăng cường sức đề kháng bằng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ vitamin A, C, E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu.

Trong cùng một gia đình cũng cần có ý thức phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh, vì hầu hết các bệnh lý này đều lây qua đường hô hấp. Bởi vậy, khi trong gia đình có người bị hắt hơi, sổ mũi cần có ý thức phòng tránh bằng đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng… để không lây bệnh sang người khác. Cần theo dõi thông tin thời tiết để ứng phó với nóng, lạnh bất thường. Bên cạnh đó, để phòng bệnh cần đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát nhằm khử sạch vi khuẩn, virus là mầm mống gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn. Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, độc hại và tiêm vắc xin phòng bệnh.

                                                                                V Lâm

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục