Sáng 12-5, hàng nghìn người đã tham gia sự kiện đi bộ tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm nhằm kêu gọi hành động "Đã uống rượu bia - Không lái xe”.


Tham dự sự kiện có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; lãnh đạo các cơ quan Trung ương, UBND TP Hà Nội; các nghệ sĩ nổi tiếng và gần 8.000 người là nhân dân, đoàn viên, các ngành nghề cùng các thành viên cộng đồng THPT Hà Nội khoá 91-94.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, khẳng định, bảo đảm trật tự an toàn giao thông được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn và an sinh xã hội. Liên tục từ năm 2012 đến nay, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của người dân, tai nạn giao thông đã liên tục kéo giảm cả về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương. Từ chỗ mỗi năm có gần 12.000 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT), đến năm 2018, con số này đã giảm còn 8.248 người. Kết quả này được sự ghi nhận của người dân và bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng trật tự, an toàn, hình ảnh Việt Nam ngày càng thân thiện hơn trên trường quốc tế.


Các thành viên Cộng đồng cựu học sinh THPT TP Hà Nội khoá 1991-1994 khởi xướng sự kiện đi bộ kêu gọi hành động "Đã uống rượu bia, không lái xe".

Tuy nhiên, những kết quả trên không cho phép chúng ta quên rằng mỗi ngày TNGT vẫn cướp đi 21 sinh mạng và làm gần 40 người bị thương tật vĩnh viễn suốt đời, mang đến những nỗi đau không gì bù đắp nổi cho gia đình, người thân và cộng đồng. Đặc biệt là thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông do lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn gây ra, điển hình là hai vụ tai nạn giao thông ngày 22-4 và 1-5 tại Hà Nội.

"Vì cuộc sống an toàn, hạnh phúc của nhân dân, tôi yêu cầu các lực lượng chức năng tập trung tuần tra, cương quyết ngăn chặn và xử phạt những người lái xe trong tình trạng vi phạm quy định về nồng độ cồn. Việc các đồng chí cảnh sát giao thông, kiểm tra, ngăn chặn không để người đã uống rượu, bia có thể lái xe, trừng phạt những người lái xe vi phạm chính là hành động nhân văn để bảo vệ sự an toàn của chính người đó và sự an toàn cho cộng đồng và xã hội; đối với người vi phạm, đó chính là một bài học quý, giúp họ không vi phạm và không gây ra TNGT trong tương lai”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đang khẩn trương sửa đổi và sớm ban hành các quy định pháp luật nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra vi phạm nồng độ cồn của người lái xe; bổ sung hình thức, tăng tính răn đe của các chế tài xử phạt.

Ghi nhận của PV tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, ngay từ sáng sớm, đông đảo người dân thuộc nhiều thành phần đã tập trung tại khu vực này, mang theo nhiều băng rôn, khẩu hiệu với các dòng chữ "Đã uống rượu bia, không lái xe”, "Đã uống - không lái, Đã lái - không uống”,… 

Đưa con gái nhỏ hoà cùng dòng người đi bộ từ sáng sớm, anh Hồ Minh, cựu học sinh Trường THPT Quang Trung khoá 1991-1994 chia sẻ, hai nạn nhân trong vụ tai nạn tại đường hầm Kim Liên (Hà Nội) cùng là thành viên trong cộng đồng THPT 91-94. "Hưởng ứng sự phát động của cộng đồng 91-94, để sự ra đi của hai người bạn chúng tôi không vô nghĩa, tôi tham gia để góp phần thức tỉnh mọi người trong việc đã uống rượu bia không lái xe. Thông qua sự kiện này, tôi muốn gửi thông điệp rất mong muốn mọi người hãy chấp hành đúng pháp luật khi tham gia giao thông, hưởng ứng thông điệp của chương trình đã uống rượu bia không lái xe”, anh Minh nói.

Cũng có mặt tại sự kiện, bạn Ý Việt Hoàng, sinh viên Trường đại học Mở Hà Nội cho rằng, sự kiện đi bộ này là hoạt động thiết thực, có tác động lớn đến bản thân bạn nói riêng cũng như đông đảo các bạn sinh viên khác nói chung. "Tôi thấy mọi người đều nhiệt tình tham gia, đây là hoạt động những ai tham gia đều đều muốn lan truyền thông điệp không sử dụng rượu bia khi lái xe cho cộng đồng. Bản thân tôi không biết uống rượu bia, tôi tham gia sự kiện này để muốn nhắc nhở bản thân mình không nên sử dụng đồ có cồn hay những chất gây nghiện, nhất là khi tham gia giao thông” bạn Hoàng chia sẻ.

Sự kiện đi bộ kêu gọi hành động "Đã uống rượu bia - Không lái xe” do Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp cùng UBND TP Hà Nội với sự đồng hành của Báo Giao thông, Nhà hát kịch Việt Nam và Cộng đồng cựu học sinh THPT TP Hà Nội khoá 1991-1994.

Ngoài hoạt động đi bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm, nhiều hoạt động khác được tổ chức tại sự kiện như: trò chơi thực tế ảo mô phỏng trạng thái lái xe khi say xỉn bằng sa hình và kính mắt chuyên dụng, thi trắc nghiệm giao thông nhận phần thưởng mũ bảo hiểm đạt chuẩn, nhảy flashmob, giao lưu cùng các nghệ sĩ nổi tiếng về những kiến thức an toàn giao thông.


Theo Nhandan

Các tin khác


Uống rượu ngâm củ ấu tẩu, hai bệnh nhân ngộ độc nặng

Sau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu, hai bệnh nhân Đoàn Đình L và Trần Ngọc T (cùng trú tại xã Tràng Đà – TP Tuyên Quang) đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng, có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.

Vụ thanh chắn bêtông rơi ở trường học: 1 học sinh tử vong

Do vết thương nặng, em Lê Quang Minh, một trong hai em học sinh bị thanh chắn bêtông tầng 2 rơi trúng người, đã tử vong sau khi đã được chuyển lên Bệnh viện Việt-Đức (Hà Nội) cấp cứu.

Làm rõ nguyên nhân sản phụ tử vong sau khi sinh mổ tại bệnh viện

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đang tiến hành thành lập hội đồng chuyên môn để làm rõ nguyên nhân khiến sản phụ Nguyễn Thị Huê tử vong sau khi sinh mổ tại bệnh viện.

Hiệu quả từ những nghiên cứu khoa học của ngành Y tế

(HBĐT) - Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ mắc tiêu chảy và tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Ở Việt Nam, tiêu chảy đứng thứ nhất trong 10 bệnh phổ biến và đứng thứ tư trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Trung bình một trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam mắc 0,8 - 2,2 đợt tiêu chảy/năm. Tuy nhiên, kiến thức của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy còn hạn chế, tỷ lệ suy dinh dưỡng tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Hơn thế nữa, việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy cấp có thể là các yếu tố nguy cơ làm cho tiêu chảy có xu hướng kéo dài hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải do nắng nóng kéo dài

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, từ ngày 19/4 đến nay, nắng nóng đã xảy ra diện rộng trên địa bàn tỉnh, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 36,8 - 40,9 độ. Đợt nắng nóng kéo dài gần 1 tuần thực sự là thách thức lớn đối với Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh. Số lượng bệnh nhân khám, điều trị, cấp cứu tăng đột biến khiến lực lượng và phương tiện, máy móc phải luôn hoạt động quá công suất.

Xử phạt 17 cơ sở kinh doanh vi phạm về an toàn thực phẩm

(HBĐT)-Từ đầu năm đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP do Sở NN & PTNT chủ trì đã tiến hành kiểm tra đối với 35 cơ sở, phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra 44 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm công nghệ, dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục