Đơn nguyên thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ bệnh nhân.
Trước thực trạng này, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiến hành Đề tài đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi tại Khoa Nhi. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn trẻ bị tiêu chảy kéo dài được điều trị không đúng cách dẫn đến bị nhiễm khuẩn, dinh dưỡng không hợp lý... Do vậy, điều trị ban đầu trẻ bị tiêu chảy cấp là một vấn đề hết sức quan trọng để giảm nguy cơ tiêu chảy cấp thành tiêu chảy kéo dài. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, thái độ điều trị đúng khi trẻ mắc tiêu chảy cấp của các bà mẹ còn thấp. Việc phát hiện chính xác nguyên nhân tiêu chảy kéo dài sẽ điều trị chính xác hơn, bệnh nhân dùng ít thuốc hơn, thời gian điều trị rút ngắn lại. Vì vậy, cần nâng cao hệ thống xét nghiệm vi sinh, trong đó có xét nghiệm cấy phân để tìm được chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu làm giảm tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và diễn biến của tiêu chảy kéo dài đỡ nặng nề hơn.
Chăm sóc bà mẹ và cháu bé sau sinh là giai đoạn rất quan trọng. Nếu được chăm sóc khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ và con, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động chăm sóc sau sinh hiện nay mới chỉ được chú trọng trong khoảng thời gian các bà mẹ nằm viện. Việc thăm khám trong thời gian từ khi xuất viện hiện chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm cơ hội nâng cao sức khỏe của bà mẹ và trẻ em cũng như làm chậm quá trình phát hiện sớm và điều trị bệnh tật cho họ. Trước thực trạng đó, Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn triển khai Đề tài xác định thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ sau sinh. Qua kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy, tỷ lệ bà mẹ có đủ kiến thức về chăm sóc sau sinh là 29,5%. Có 71,5% lượt trẻ gặp phải vấn đề bất thường sau sinh 2 tuần ở cộng đồng như quấy khóc, vàng da, sốt, không bú mẹ… Những yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc sau sinh của bà mẹ là trình độ học vấn, khu vực sống và điều kiện kinh tế gia đình, nghề nghiệp. Từ những khảo sát này, Trung tâm Y tế huyện đề nghị tăng cường các hoạt động truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thực hành chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ và gia đình tại cộng đồng. Đặc biệt là các bà mẹ có học vấn thấp, sống ở nông thôn và thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo… Đồng thời, xây dựng mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà do cán bộ y tế từ các tuyến huyện trở lên đảm nhiệm bao gồm thăm khám y tế và tư vấn. Bác sỹ Bùi Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn cho biết: Qua đề tài này, chúng tôi cũng đánh giá được thực trạng chăm sóc bà mẹ sau sinh ở địa phương và triển khai những biện pháp tư vấn, điều trị thích hợp cho từng đối tượng. Đồng thời cũng xây dựng chiến lược truyền thông trong công tác dự phòng đối với những bà mẹ sau sinh.
Đề tài đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Đề tài xác định thực trạng kiến thức, thực hành chăm sóc sau sinh của bà mẹ sau sinh của Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn chỉ là hai trong nhiều đề tài phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Quốc Tiến, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế cho biết: Hàng năm, ngành y tế có 60 - 80 đề tài khoa học từ cấp cơ sở. Nhiều đề tài ứng dụng cao, áp dụng được nhiều trong thực tiễn của ngành. Không chỉ định hướng tuyên truyền, dự phòng mà còn giúp công tác điều trị hợp lý, hiệu quả giảm chi phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Việt Lâm
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Tính đến hết ngày 16/4, toàn tỉnh đã hoàn thành phỏng vấn 192.909/22.1853 hộ, đạt 86,95%. Địa bàn đạt cao nhất là huyện Lạc Thủy đạt 98,54% (16.990/17.241 hộ), thấp nhất là huyện Tân Lạc đạt 75,63% (16.535/21.862 hộ).