(HBĐT) - Sẽ còn cần thêm thời gian để người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Mai Châu thay đổi nhận thức và chuyển biến hành vi dừng sử dụng Amiăng trắng - sản phẩm liên quan gây các bệnh ung thư phổi, ung thư biểu mô và bệnh bụi phổi Amiăng. Tuy nhiên, cùng với các chương trình hội thảo, truyền thông được tổ chức Apheda và Hội Nông dân, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp thực hiện trên địa bàn trọng điểm Hang Kia, Pà Cò từ tháng 1/2019 đến nay, những cán bộ, hội viên nông dân bước đầu đã nhận thức được tác hại của việc sử dụng Amiăng trắng, cùng vào cuộc tuyên truyền với mong muốn sớm thay đổi nó.
Điều kiện kinh tế khó khăn là nguyên nhân gần như 100% hộ dân xóm Hang Kia 1, xã Hang Kia (Mai Châu) vẫn sử dụng tấm lợp proximang có chứa Amiăng trắng gây nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có hơn 107.000 người chết vì các bệnh ung thư có liên quan đến Amiăng. Nhiều nước đã cấm mọi sản phẩm có chứa Amiăng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là 1 trong số 35 nước trên thế giới còn sử dụng. Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg đề cập đến việc ngừng sử dụng Amiăng trắng trong sản xuất tấm lợp proximang ở Việt Nam. Ngày 1/1/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2018, trong đó, giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng phát triển vật liệu xây dựng cho các công trình ven biển và hải đảo đến năm 2025; xây dựng lộ trình dừng sử dụng Amiăng trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp Amiăng từ năm 2023. Cùng với tiến trình này, Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng đã đề nghị Ủy ban Dân tộc cùng phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền về tác hại của Amiăng tới sức khỏe của con người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Qua khảo sát của Hội Nông dân tỉnh, trên địa bàn huyện Mai Châu có khoảng trên 60% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng tấm lợp proximang (nguyên liệu sản xuất chính là Amiăng trắng) trong lợp mái nhà, máng nước tự chảy. Càng quan ngại hơn tại các bản làng thuộc 2 xã vùng đồng bào Mông Hang Kia, Pà Cò gần như 100% số hộ dùng tấm lợp proximang, trên 90% hộ dân xã Hang Kia sử dụng nước mưa chảy qua đường dẫn là tấm lợp proximang liên quan đến chất gây ung thư.
Bắt đầu từ những tuyên truyền viên nòng cốt, một cuộc hội thảo đã được tổ chức tại 2 xã vùng đồng bào Mông Hang Kia, Pà Cò với 50 người tham gia là chi hội trưởng, chi hội phó nông dân, đại diện các ngành, đoàn thể xã và xóm, bản. Tại đây, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước đã chia sẻ thông tin, chỉ rõ tác hại của Amiăng trắng tới sức khỏe con người, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa. Đồng thời, cung cấp thông tin về các giải pháp thay thế, tình hình vận động ngừng sử dụng Amiăng trắng trên thế giới. Sau khi trở về từ hội thảo và trở thành nhưng tuyên truyền viên tích cực, các chi hội trưởng, chi hội phó nông dân 2 xã tiếp tục được tham gia các cuộc hội thảo truyền thông nâng cao nhận thức về tác hại của Amiăng trắng tại Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
Theo đồng chí Sùng A Chênh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mai Châu: Từ các cuộc hội thảo, đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ nông dân đã truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, tuyên truyền qua các cuộc họp ở khu dân cư, buổi sinh hoạt Hội. Qua tiếp cận thông tin, nhân dân các xóm thuộc 2 xã trọng điểm Hang Kia, Pà Cò rất quan tâm đến những thông tin về tác hại của việc sử dụng tấm lợp proximang dẫn đến nguy cơ bị phơi nhiễm Amiăng trắng.
Cũng theo đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân huyện, trong điều kiện đời sống KT-XH của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hang Kia, Pà Cò nói riêng, trên địa bàn huyện Mai Châu nói chung còn nhiều khó khăn, việc ngừng sử dụng mái lợp proximang thay thế bằng vật liệu không chứa Amiăng trắng khó có thể thực hiện được ngay. Nhưng với những hộ sau khi được cung cấp thông tin đã thận trọng hơn trong việc sử dụng nguồn nước từ các máng tự chảy dùng proximang. Nguyện vọng của các hộ dân là cùng với công tác truyền thông, các tổ chức trong nước, ngoài nước cùng tham gia, vận động nguồn tài trợ để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số một phần tài chính trong chuyển đổi thay thế mái lợp có chưa chất gây ung thư bằng các vật liệu khác an toàn về sức khỏe và không gây ra nguồn ô nhiễm trong cộng đồng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Lạc Thịnh (Yên Thủy) là một trong những xã có tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) thấp nhất huyện. Năm 2017, tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn xã chỉ đạt 42%, năm 2018 tăng lên 48%, 6 tháng đầu năm nay đạt 53%.
(HBĐT) - Ngày 10/7, Chi cục ATVSTP tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 14/5/2019 của UBND tỉnh và cập nhật một số văn bản quy phạm pháp luật về ATTP.
Nửa đêm, bé gái 3 tuổi bất ngờ kêu đau bụng quằn quại và sau đó đã tử vong sau 4 giờ được người nhà đưa bé vào bệnh viện cấp cứu.
(HBĐT) - Hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy, Hội LHPN tỉnh vừa phối hợp với Hội LHPN các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi tổ chức truyền thông kiến thức phòng, chống ma tuý, tín dụng đen, xâm hại tình dục trẻ em cho 120 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội LHPN cơ sở, Chi hội trưởng, Ban điều hành mô hình "Chi hội phụ nữ không có người thân vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội", hội viên nòng cốt của các xã Hạ Bì, Kim Bình (Kim Bôi) và xã Hương Nhượng (Lạc Sơn).
Ngày 8-7, ông Đào Duy Khánh - giám đốc Sở Y tế Kon Tum - cho biết trên địa bàn xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum) xảy ra việc một gia đình có 5 người bị chó cảnh của gia đình cắn, 1 người chết, 4 người phải nhập viện.