Cử tri kiến nghị: Đề nghị sớm ban hành Thông tư về giá dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó bao gồm việc tính đúng, tính đủ để các đơn vị đảm bảo kinh phí hoạt động và phát triển khi thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế trả lời tại Công văn số 132/BYT-VPB1, ngày 07/01/2025: Giá khám bệnh, chữa bệnh có ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội nên Chính phủ đã có chỉ đạo việc thực hiện điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh cần thận trọng, có lộ trình, phải đánh giá Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để vừa điều chỉnh được giá nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cũng cần căn cứ khả năng chi trả của người dân, khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế.
Căn cứ khoản 3, Điều 110, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, việc định giá dịch vụ trên cơ sở lộ trình do Chính phủ quy định; khoản 6, Điều 119, Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh về định giá khám bệnh, chữa bệnh, Chính phủ giao: "Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cũ - PV) báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định”. Do vậy, để điều chỉnh được giá khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế phải phối hợp bộ, ngành liên quan đánh giá tác động để đề xuất Thủ tướng Chính phủ thời điểm điều chỉnh phù hợp.
Bộ Y tế đã phối hợp các bộ, ngành đánh giá tác động và có Công văn số 5117/BYT- KHTC, ngày 28/8/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Điều hành giá, đề xuất lộ trình giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất từ ngày 01/11/2024 bắt đầu thực hiện điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng.
Đối với đề xuất đưa các yếu tố chi phí vào giá khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, đánh giá chi tiết. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ về lộ trình tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối của Quỹ Bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.
H.L (TH)
Thời gian qua, Đoàn Thanh niên (ĐTN) Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tiếp tục khẳng định vai trò xung kích, tiên phong của tuổi trẻ ngành Y trong công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm và sáng tạo, ĐTN bệnh viện không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), đồng thời lan tỏa hình ảnh đẹp của người thầy thuốc trẻ trong cộng đồng.
Chiều 8/4, các nhà hảo tâm Nhóm Bất động sản Lương Sơn đã trao tặng máy thận nhân tạo cho Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình. Tham dự có đại diện Ban Giám đốc, các khoa, phòng liên quan và các bệnh nhân chạy thận nhân tạo có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại BVĐK tỉnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) vừa giám sát trường hợp nhiễm giun rồng tại tỉnh Hòa Bình. Đây là một trong những trường hợp bệnh hiếm gặp được WHO rất quan tâm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình tích cực triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi.
Khoảng ngày 15/2, anh V. V. N (sinh năm 1997, thường trú tại thôn Đồng Làng, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy) làm bảo vệ Công ty CP Đại Nam tại xóm Hợp Nhất, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy bị 1 con chó lạ cắn vào tay trái, vết thương nhỏ, nông, chảy máu ít. Sau khi cắn, con chó khoảng 6kg đi lên đồi, không theo dõi được. Anh N không xử trí vết thương, không đến cơ sở y tế và không đi tiêm phòng dại.
Trước việc ghi nhận các ca mắc bệnh sởi ở trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin trên địa bàn cả nước tăng cao, 5 trường hợp đã tử vong và tại tỉnh Hòa Bình từ đầu năm đến nay ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh sởi, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh tích cực triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi.