(HBĐT) - Qua thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), từ năm 2014 - 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 6 vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc, làm 35 người mắc, 2 người tử vong. Gần đây nhất, vào tháng 5/2019, tại xóm Diều Bồ, xã Tân Minh (Đà Bắc) xảy ra 1 vụ, 3 trường hợp mắc ngộ độc nấm. Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ tử vong do ngộ độc nấm, nhưng một bộ phận người dân vùng núi của tỉnh như Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, ân Lạc... vẫn giữ thói quen đi rừng, hái nấm tự nhiên về ăn.


Kết quả nghiên cứu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, tỷ lệ tử vong do ngộ độc nấm rất cao (trên 50%), thậm chí có những vụ sau khi ăn phải nấm độc, cả nhà đều tử vong. Nguy hiểm là vậy, nhưng người dân chưa có kiến thức phân biệt nấm lành và nấm độc. Nấm độc tự nhiên thường mọc nhiều vào mùa xuân hè, gồm nhiều loài khác nhau, và rất khó phân biệt loại nấm không chứa độc tố (có thể ăn được), với loại nấm chứa độc tố có thể gây chết người khi ăn phải. Vì vậy, để an toàn, người dân chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng đã biết chắc chắn chủng loại, nguồn gốc nấm. Tuyệt đối không thu hái, chế biến và ăn nấm lạ, nấm hoang dại, kể cả nấm màu trắng, có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến, cuống, vòng cuống, bao gốc). Lưu ý, những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc. Ngoài ra, ngay cả với loại nấm ăn được cũng nên sử dụng khi còn tươi, tránh để ôi thiu, dập nát, có thể hình thành độc tố mới gây độc.

Theo đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh, vấn đề nâng cao nhận thức, ý thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong phòng tránh nguy cơ ngộ độc do nấm độc cần được đẩy mạnh. Chi cục ATVSTP vừa có Công văn số 62/ATTP-NV, ngày 5/5/2020 về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc do nấm độc. Theo đó, đề nghị Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền phòng, chống ngộ độc do nấm độc đến tận hộ gia đình, những người ở trên nương rẫy, ở sâu trong rừng, đồng bào dân tộc thiểu số, kết hợp tuyên truyền cho học sinh ở các trường học. Trường hợp nghi ngờ ngộ độc do ăn phải nấm độc, hoặc xuất hiện các triệu chứng ngộ độc liên quan đến việc ăn nấm, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Các Trung tâm Y tế huyện, thành phố đẩy mạnh công tác giám sát ca bệnh, nguy cơ do ngộ độc nấm để phát hiện sớm, triển khai kịp thời các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng. Chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất để kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, và khắc phục giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc do nấm độc xảy ra, đặc biệt chú ý các biện pháp sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời. Căn cứ tình hình thực thế địa phương để đề xuất tổ chức, triển khai lớp tập huấn về ngộ độc thực phẩm do động vật, thực vật độc. 


                                                                             Bùi Minh


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục